Muốn nhập tịch nước ngoài thì có bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam?

Chủ đề   RSS   
  • #605115 30/08/2023

    Muốn nhập tịch nước ngoài thì có bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam?

    Quy định pháp luật Việt Nam có bắt buộc công dân Việt Nam nhập tịch nước ngoài thôi quốc tịch Việt Nam không? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề trên.

    Người có quốc tịch Việt Nam được Luật quốc tịch hiện hành quy định như thế nào?

    Theo Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014, Người có quốc tịch Việt Nam thuộc các trường hợp sau:

    1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào?

    Theo Điều 43 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 về hiệu lực thi hành, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

    Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

    Muốn nhập tịch nước ngoài thì có bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam?

    Theo Điều 26 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 về căn cứ mất quốc tịch Việt Nam, theo đó, các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam bao gồm:

    1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.

    2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.

    3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.

    Tức không đăng ký trong trường hợp: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

    4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.

    5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."

    Như vậy, không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật quốc tịch Việt Nam là một trong những căn cứ mất quốc tịch Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù có muốn nhập tịch nước ngoài hay không, không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật quốc tịch Việt Nam thì có thể mất quốc tịch Việt Nam, chứ không phải muốn nhập tịch nước ngoài thì phải bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam.

    Việc đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam được hướng dẫn bởi Mục 1, Mục 2 Chương IV Nghị định 16/2020/NĐ-CP.

    Theo đó, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện, nơi cư trú để được xác định có quốc tịch Việt Nam.

    Văn bản pháp luật và giấy tờ nào làm cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam?

    Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, các văn bản pháp luật và giấy tờ sau đây được xác định làm cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam:

    1. Căn cứ vào năm sinh, nơi sinh hoặc cư trú của người yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam và hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, Cơ quan đại diện áp dụng văn bản pháp luật tương ứng sau đây để xác định có quốc tịch Việt Nam của người đó:

    a) Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam;

    b) Sắc lệnh số 73/SL ngày 07 tháng 12 năm 1945 quy định việc nhập quốc tịch Việt Nam;

    c) Sắc lệnh số 25/SL ngày 25 tháng 02 năm 1946 sửa đổi Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam;

    d) Sắc lệnh số 215/SL ngày 20 tháng 8 năm 1948 ấn định những quyền lợi đặc biệt cho những người ngoại quốc giúp vào cuộc kháng chiến Việt Nam;

    đ) Sắc lệnh số 51/SL ngày 14 tháng 12 năm 1959 bãi bỏ Điều 5, 6 Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam;

    e) Nghị quyết số 1043/NQ-TVQHK6 ngày 08 tháng 02 năm 1971 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xin thôi hoặc nhập quốc tịch Việt Nam;

    g) Quyết định số 268/TTg ngày 12 tháng 9 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho thôi và cho trở lại quốc tịch Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài;

    h) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

    i) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

    k) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

    l) Các điều ước quốc tế liên quan đến quốc tịch mà Việt Nam là thành viên.

    2. Giấy tờ làm cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam gồm:

    a) Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam;

    b) Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 hoặc giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam.

     
     
    4155 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn 1004isyou@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận