1, Nếu trong đơn gửi công ty anh có nêu rõ là thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sau 45 ngày dù công ty không đồng ý cho anh nghỉ việc thì hợp đồng lao động cũng đã chấm dứt. Vì "quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng" là quyền chấm dứt của một bên, không cần bên còn lại đồng ý. Tuy nhiên, nếu anh vi phạm thời gian báo trước thì sẽ bị xem là chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, anh có trách nhiệm bồi thường cho công ty theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019.
Nếu trong đơn gửi công ty anh chỉ là xin thôi việc, không đề cập đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì đơn của anh chỉ thể hiện ý chí muốn thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Khi đó, công ty có quyền từ chối đơn xin thôi việc của anh và hợp đồng giữa hai bên vẫn còn hiệu lực. Nếu anh muốn chấm dứt HĐLĐ thì phải thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động lại.
2. Nếu công ty đã giải quyết cho anh nghỉ việc thì công ty có trách nhiệm chốt và trả sổ BHXH cho anh theo Điều 48 Bộ luật lao động 2019.
Nếu công ty không chốt và trả sổ cho mình sẽ bị phạt hành chính theo Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động theo Điểm b Khoản 4 Điều nà.
Theo đó, anh có quyền tố cáo hành vi vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội hoặc Cơ quan BHXH quản lý công ty.