Muốn ly hôn đơn phương thì điều kiện và thủ tục như thế nào? Điều kiện ...

Chủ đề   RSS   
  • #523273 16/07/2019

    Muốn ly hôn đơn phương thì điều kiện và thủ tục như thế nào? Điều kiện ...

    Muốn ly hôn đơn phương thì điều kiện và thủ tục như thế nào?

    Điều kiện ly hôn đơn phương

    Có 2 trường hợp ly hôn: Thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Trường hợp ly hôn xuất phát từ ý nguyện của một trong hai bên vợ hoặc chồng thì được gọi là ly hôn đơn phương.

    Tuy nhiên, vợ hoặc chồng phải thỏa mãn các điều kiện của pháp luật được Tòa án chấp nhận đơn phương ly hôn. Vậy điều kiện là gì?

    Theo Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014, vợ hoặc chồng muốn đơn phương ly hôn phải thỏa mãn một trong những điều kiện dưới đây:

    1. Có căn cứ chứng minh vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình.
    2. Có căn cứ chứng minh vợ/chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ khiến đời sống chung trở nên căng thẳng, quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng và mục đích hôn nhân không đạt được.
    3. Vợ/chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.
    4. Người có quyền thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn:
    5. Vợ hoặc chồng
    6. Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố là mất tích
    7. Cha mẹ hoặc người thân thích khác cũng có quyền nếu một bên vợ hoặc chồng bị mắc bệnh tâm thần, không làm chủ được nhận thức, hành vi đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    Thủ tục ly hôn đơn phương

     Hồ sơ bao xin ly hôn đơn phương

    Bao gồm những giấy tờ sau:

    1. Đơn xin ly hôn (theo mẫu có sẵn);
    2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng;
    3. Bản sao chứng thực giấy chứng thực cá nhân của vợ và chồng;
    4. Bản sao chứng thực Giấy khai sinh của các con (nếu có);
    5. Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu.

    Nơi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn

    Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú hoặc làm việc chung của 2 vợ chồng, hoặc của bị đơn (bị đơn ở đây là người còn lại bị yêu cầu ly hôn).

    Thời hạn giải quyết thủ tục đơn phương ly hôn

    Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan nào đó thì có thể được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Vậy tổng thời gian tối đa của vụ án đơn phương ly hôn là 06 tháng.

    Phân chia tài sản chung 2 của vợ chồng

    Quy định của pháp luật về việc phân chia tài sản như sau:

    Tài sản riêng: Tài sản của bên nào sẽ thuộc về người đó.

    Tài sản chung: Pháp luật sẽ tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên khi thực hiện thủ tục ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Quyền trực tiếp nuôi con và quyền, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha mẹ khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, vợ và chồng vẫn phải chịu trách nhiệm chăm sóc, trông nom, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi sống bản thân mình.

    Vợ hoặc chồng có thể tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu có tranh chấp, Tòa án sẽ là người giải quyết căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Theo nguyên tắc chung, nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Ngoài ra nếu con trên 07 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai, nhưng đây không phải là căn cứ duy nhất để Tòa án ra quyết định.

    Mong mọi người góp ý cảm ơn ạ. 

    Cập nhật bởi thanhthuc30 ngày 16/07/2019 10:34:57 CH Cập nhật bởi thanhthuc30 ngày 16/07/2019 10:32:41 CH
     
    1598 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận