Về chủ trương đầu tư:
Nếu doanh nghiệp đó dự đầu đầu tư dự án thuộc các trường hợp tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư 2020 thì phải tiến hành xin chủ trương đầu tư theo hướng dẫn tại Điều 33 đến Điều 36 Luật đầu tư 2020. Nếu không thuộc các trường hợp tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư 2020 thì không cần thực hiện việc này.
Về giấy chứng nhận đầu tư:
Căn cứ Điều 37 Luật đầu tư 2020 quy định:
"Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
..."
Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 quy định về việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là quy định đối với tổ chức kinh tế sau:
1. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
2. Tổ chức kinh tế có tổ chức kinh tế quy định tại mục 1 nêu trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
3. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại mục 1 nêu trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Theo quy định trên, nếu doanh nghiệp dự định đầu tư tại Bình Thuận là doanh nghiệp thuộc trường hợp tại Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 thì cần xin giấy chứng nhận đầu tư anh nhé. Nếu doanh nghiệp dự định đầu tư tại Bình Thuận không thuộc trường hợp tại Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 thì không bắt buộc phải xin giấy chứng nhận đầu tư.