Muốn gộp sổ đất có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #545487 06/05/2020

    BQLDASNNTN

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Muốn gộp sổ đất có được không?

    trước kia nhà tôi mua 3 suất đất khu đô thị mới, mỗi suất khoảng 67m2. Bây giờ tôi muốn gộp sổ có được không? cảm ơn các anh

     
    843 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BQLDASNNTN vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557734   13/09/2020

    tuanhh18
    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Để thực hiện hợp thưa đất, bạn cần căn cứ Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm:

    + Đơn đề nghị hợp thửa theo mẫu số 11/ĐK

    + Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

    Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, bạn gửi đến văn phòng đăng ký đất cấp huyện để giải quyết.

     

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanhh18 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/09/2020)
  • #583959   09/05/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Muốn gộp sổ đất có được không?

    Trả lời:

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    * Điều kiện hợp thửa đất

    Hợp thửa đất là trường hợp gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sử hữu lại thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, để hợp thửa đất cần đáp ứng một số điều kiện sau:

    Thứ nhất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai năm 2013.

    Thứ hai, các thửa đất phải liền kề nhau. Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Theo đó khi hợp hai thửa đất thành một thửa thì thửa đất hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Mà muốn phần diện tích thửa đất hình thành sau khi hợp thửa được giới hạn bằng ranh giới xác định thì các thửa đất muốn hợp thửa phải liền kề nhau.

    Thứ ba, các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng. Theo quy định tại điểm a khoản 2.3 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Mục đích sử dụng đất trên toàn diện tích thửa đất phải giống nhau. Như vậy, thửa đất hình thành từ việc hợp thửa cũng phải có mục đích sử dụng đất giống nhau trên toàn diện tích thửa đất. Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng mà muốn hợp thửa thì phải chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất.

    Thứ tư, phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt hạn mức theo quy định. Nếu ngoài hạn mức, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm về đất đai theo quy định.

    * Thủ tục, hồ sơ hợp thửa đất

    Theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, anh/chị cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:

    - Đơn đề nghị hợp thửa đất theo Mẫu số 11DK tại Phụ lục Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;

    - Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;

    - Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người sử dụng đất;

    - Các giấy tờ khác liên quan đến thửa đất khi cần để xuất trình.

    Sau khi chuẩn bị hồ sơ hợp thửa theo quy định nêu trên, anh/chị có thể nộp hồ sơ tại một trong ba cơ quan sau:

    - Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, nơi đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa;

    - Địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường;

    - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của tôi đối với vấn đề mà anh/chị đang thắc mắc. Nếu anh/chị còn vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với luật gia Giang Phương Thảo (số điện thoại 0345904024 hoặc email thaophuongtyl@gmail.com) hoặc để được giải đáp và tư vấn.

     
    Báo quản trị |