Muốn giành quyền nuôi cả 2 con sau ly hôn, tôi cần làm thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #558786 28/09/2020

    tomtep123456

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Muốn giành quyền nuôi cả 2 con sau ly hôn, tôi cần làm thế nào?

    Chào luật sư. Hai vc em là viên chức nhà nước, công việc ổn định. Tuy nhiên thu nhập của chồng cao gấp nhiều lần so với vợ. Có 2 con chung 8 tuổi và 5 tuổi, tài sản gồm nhà, 1 xe oto. Bởi vì theo như ý của chồng là đất đai,nhà xe vợ không đóng góp hoặc có nhưng ít, nếu tính về tiền mặt thì là như vậy.

    Nhưng thực tế, hàng tháng ck chỉ đưa chưa đủ chi tiêu, thiếu hụt thì vk tự lấy thu nhập thêm của mình bù vào. Hàng ngày việc chăm con,nhà cửa, đưa đón 2 con thì vk làm(1 số ít vk bận mới nhờ ck đưa đón con), còn ck chủ yếu đi sớm, về muộn, về nhà thời gian chủ yếu cũng dành thời gian cho công việc và cá nhân riêng.

    Vậy trong trường hợp ly hôn tôi muốn giành quyền nuôi cả 2 con thì cần làm thế nào?

     
    1082 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tomtep123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578431   26/12/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Muốn giành quyền nuôi cả 2 con sau ly hôn, tôi cần làm thế nào?

    Em xin trả lời câu hỏi như sau:

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

     Theo nguyên tắc việc nuôi con khi ly hôn trước tiên là vấn đề của mỗi bên sau khi thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Tuy nhiên, để tốt mọi mặt về quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng.

    Người con 08 tuổi  thì Tòa án có căn cứ vào nguyện vọng của con để giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi.

    Chính vì vậy, cách giành quyền nuôi con khi ly hôn là Chị cần chứng minh được mình có đủ điều kiện để nuôi con tại Tòa án.

    Điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con:

    + Chứng minh thu nhập thực tế của bạn.

    + Có công việc ổn định, môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập cho con, có nhà ở hợp pháp.

    Để có thể chứng minh được điều kiện vật chất của mình, cần có mức thu nhập đủ và  đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con. Ngoài ra, để giành quyền nuôi con cần cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm như: hợp đồng lao động, sổ đỏ…

    Điều kiện về mặt tinh thần để giành quyền nuôi con:

    Với điều kiện này sẽ xét trên tình cảm dành cho con cái, nhân cách đạo đức, thời gian dạy dỗ, chăm sóc con, thời gian vui chơi cùng con…của bố hoặc mẹ.

     Chị có thu nhập ổn định mặc dù không cao hơn chồng thì có thể sẽ trở thành bất lợi trong việc giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, nếu Chị chứng minh được thu nhập của Chị hoàn toàn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con đi học đầy đủ, có thể trình bày bản thân có đầy đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc, theo dõi, ở bên con. thì vẫn có thể được Tòa án chấp thuận.

     
    Báo quản trị |  
  • #579581   23/01/2022

    Cách 1 : Ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng về quyền nuôi con sau khi ly hôn nhưng thực tế đâu phải lúc nào hai vợ chồng cũng có thể thỏa thuận được vấn đề này.
    Cách 2 : Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Ngoài ra, còn căn cứ vào:
    – Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con;
    – Con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.
    Riêng với trường hợp, gia đình có 02 con thì thực tế cho thấy, Tòa án thường sẽ giao cho mỗi bên nuôi một con sau khi cũng căn cứ vào điều kiện của cả hai bên.
    Do đó, nếu một bên vợ hoặc chồng muốn giành được quyền nuôi cả 02 con thì bắt buộc phải chứng minh bản thân có đầy đủ điều kiện để cung cấp mọi quyền lợi tốt nhất cho con về mọi mặt.
    Về điều kiện kinh tế: Cha/mẹ cần phải chứng mình bản thân hoàn toàn có đủ điều kiện để tạo điêu kiện tốt nhất cho con sinh hoạt, học tập thông qua thu nhập hàng tháng, tài sản, nhà cửa ổn định… Bên nào có điều kiện vượt trội hơn sẽ giành được ưu thế hơn;
    Về điều kiện tinh thần: Cha/mẹ phải chứng minh bản thân có đủ thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con, ở bên cạnh con, tình cảm giành cho con. Đồng thời, trình độ học vấn, văn hóa, ứng xử… của cha/mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con…
    Bên cạnh đó, nếu có những chứng cứ, tài liệu về việc người còn lại không có thu nhập đủ để nuôi dạy 02 người con, không tạo cho con môi trường tốt nhất hoặc có hành vi bạo lực gia đình… thì có thể gửi đến Tòa án.
    Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế của hai bên vợ chồng nếu nuôi cả 02 con để giao con cho người nào.
    Tóm lại, nếu muốn giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn, nhất định phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho cả hai con.
     
    Báo quản trị |  
  • #581444   17/03/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Muốn giành quyền nuôi cả 2 con sau ly hôn, tôi cần làm thế nào?

    Chào chị, về trường hợp của chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Vì vậy, theo nguyên tắc việc nuôi con sau ly hôn đầu tiên nên ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trong trường hợp, vợ chồng không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Theo nguyên tắc việc nuôi con khi ly hôn trước tiên là vấn đề của mỗi bên sau khi thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con và xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.

    Đối với trường hợp của chị, thực tế khi giải quyết tại Tòa án đối với gia đình có 02 con thì Tòa án thường sẽ giao cho mỗi bên một con sau khi căn cứ vào điều kiện của hai bên.

    Do đó, nếu chị muốn giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con thì chị bắt buộc phải chứng minh bản thân có đủ điều kiên để cho con những quyền lợi tốt nhất về mọi mặt.

    1. Điều kiện về kinh tế

    Chị cần phải chứng mình bản thân hoàn toàn có đủ điều kiện để tạo điêu kiện tốt nhất cho con sinh hoạt, học tập thông qua thu nhập thực tế hàng tháng, công việc ổn định, môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập cho con, có nhà ở, tài sản hợp pháp,… Chị sẽ cần cung cấp cho Tòa án các giấy tờ chứng thực đi kèm như: hợp đồng lao động, sổ đỏ…

    2. Điều kiện về tinh thần

    Chị phải chứng minh bản thân có đủ thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con, ở bên cạnh con, tình cảm giành cho con. Đồng thời, trình độ học vấn, văn hóa, ứng xử… của cha/mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con…

    Chị có thu nhập ổn định mặc dù không cao hơn chồng thì có thể sẽ trở thành bất lợi trong việc giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, nếu Chị chứng minh được thu nhập của Chị hoàn toàn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con đi học đầy đủ, có thể trình bày bản thân có đầy đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc, theo dõi, ở bên con. thì vẫn có thể được Tòa án chấp thuận.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaophuongg24 vì bài viết hữu ích
    admin (29/03/2022)