Mức xử phạt đối với hành vi nhận tội thay người khác

Chủ đề   RSS   
  • #591311 24/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    Mức xử phạt đối với hành vi nhận tội thay người khác

    Vừa qua, trên các trang thông tin điện tử đã đăng về vụ việc sau phiên tòa sơ thẩm vụ án, bị cáo đã gửi đơn đến các cơ quan tiến hành tố tụng phúc thẩm và trình bày là chỉ đứng ra nhận tội thay. Vấn đề này diễn ra không ít, mà đa phần là những người nhận tội thay không nắm rõ quy định pháp luật nên còn hạn chế về mặt kiến thức dẫn đến dễ mắc sai lầm. Vậy hành vi nhận tội thay người khác được pháp luật quy định ra sao và mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào?

    Tình trạng

    Hầu hết các hành vi phạm tội này thường là vì do có quan hệ quen biết hay là người thân có tình cảm, máu mủ nên đứng ra nhận tội nhằm gánh vác, chịu trách nhiệm thay cho người phạm tội.

    Hành vi này gây cản trở không nhỏ cho quá trình điều tra và giải quyết vụ án, không những ảnh hưởng đến tính minh bạch, công bằng mà còn tốn thời gian và nhân lực của cơ quan chức năng.

    Thế nào là nhận tội thay người khác?

    Nhận tội thay người khác là việc một người không thực hiện hành vi phạm tội hoặc tuy có thực hiện hành vi nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng lại nhận mình là người thực hiện hành vi phạm tội nhằm giúp cho người phạm tội thật sự không phải chịu trách nhiệm hình sự. Người nhận tội thay người khác có thể là vì nhiều lý do như tình cảm, hay vấn đề đạo đức, hoặc hoàn cảnh gia đình,…

    Nhận tội thay người khác là một trong những hành vi gây khó khăn cho hoạt động giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, gây ra sự rắc rối trong quá trình điều tra và việc thực hiện các hoạt động tố tụng.

    Bên cạnh đó, nhận tội thay cho người khác còn dẫn đến việc bỏ lọt người phạm tội, ảnh hưởng nghiêm trọng hiệu quả hoạt động phòng chống tội phạm.

    Vậy nên, nhận tội thay cho người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm hoặc tội khai báo gian dối nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành các tội phạm này.

    nhan-toi-thay

    Xử phạt hành vi khi che giấu tội phạm

    Căn cứ tại Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

    Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 18 BLHS 2015, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của BLHS 2015.

    Theo đó, người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm (căn cứ tại Điều 389 BLHS 2015):

    - Các điều 108, 109, 110, 111, 1 12, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

    - Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các Điều 151, 152, 153 và 154;

    - Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

    - Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

    - Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;

    - Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;

    - Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

    - Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;

    - Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;

    - Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.

    Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02- 07 năm.

    Xử phạt hành vi cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối

    Căn cứ tại Điều 382 BLHS 2015 được sửa đổi bởi Điểm u Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

    Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    - Có tổ chức;

    - Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    - Phạm tội 02 lần trở lên;

    - Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

    Như vậy, để xác định tội danh đối với trường hợp nhận tội thay người khác phải xác định:

    - Chủ thể nhận tội thay.

    - Tội danh tương ứng với yếu tố cấu thành tội phạm.

    - Mức độ của tội phạm.

    Bài viết đã cung cấp cho người đọc một số thông tin liên quan đến vấn đề nhận tội thay, mong sẽ hữu ích và giúp người đọc tuân thủ đúng quy định pháp luật.

     
    1087 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591322   25/09/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Mức xử phạt đối với hành vi nhận tội thay người khác

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết. Để tránh bị truy tố, tránh bị ngồi tù vì hành vi phạm tội của mình, có người đã bỏ tiền thuê người khác nhận tội, đi tù thay. Hành vi này có nguy cơ nảy nở khi Bộ luật Hình sự chưa có quy định cụ thể về việc người nhận tội thay cũng phải bị xử lý hình sự. Do đó, chỉ có các quy định liên quan đến vấn đề này như che dấu người phạm tội hay khai báo gian dối quy định như trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #592316   10/10/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Mức xử phạt đối với hành vi nhận tội thay người khác

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của tác giả. Việc nhận tội thay cho người khác sẽ gây khó khăn cho hoạt động giải quyết vụ án, gây rắc rối trong quá trình điều tra và thực hiện hoạt động tố tụng. Bên cạnh đó, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc phòng chống tội phạm.

     
    Báo quản trị |