Mức xử phạt bao nhiêu đối với người bán thuốc giả?

Chủ đề   RSS   
  • #612589 10/06/2024

    vyle2512

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:10/06/2024
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mức xử phạt bao nhiêu đối với người bán thuốc giả?

    Hàng giả nói chung và thuốc giả nói riêng gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống con người. Vậy pháp luật hiện nay quy định về hành vi bán thuốc giả và mức xử phạt như thế nào?

     

    1.Thuốc giả được hiểu như thế nào?

    Căn cứ khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 quy định về thuốc giả như sau:

    Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Không có dược chất, dược liệu;

    - Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;

     

    - Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;

     

    - Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.

     

    Như vậy, thuốc giả là thuốc nhưng khi sản xuất thuộc một trong các trường hợp tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016Bên cạnh đó, hành vi kinh doanh thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả là một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Luật Dược 2016.

     

    2. Mức xử phạt đối với hành vi bán thuốc giả

     

    Hàng giả nói chung và thuốc giả nói riêng gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Vì thế, pháp luật quy định về hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ nghiêm trọng.

     

    Về xử phạt hành chính: 

     

    Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng tại tại điểm a, b, c và d khoản 8

    Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau:

     

    - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

     

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

     

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

     

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

     

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

     

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

     

    - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     

    Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

     

    - Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     

    Như vậy, mức phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh cho người nếu không thuộc trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự thì mức xử phạt được áp dụng là từ 1,000,000 đồng đến 100,000,000 đồng tuỳ theo giá trị hàng hoá thật được làm giả.

     

    Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

     

    Căn cứ Khoản 1 Điều 194 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh như sau:

     

    - Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

     

    Căn cứ Điểm a Khoản 6 Điều 194 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại như sau:

     

    - Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng.

     

    Như vậy, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, nếu là pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng. Ngoài ra, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người phạm tội có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác.

     
    219 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận