Mức phạt về tội vi phạm an toàn giao thông gây chết người

Chủ đề   RSS   
  • #61640 21/09/2010

    trannguyen2

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mức phạt về tội vi phạm an toàn giao thông gây chết người

    Chào diễn đàn Dân luật, tôi có một việc muốn được giải đáp như sau:

    Tôi có người chú làm nghề xe thồ, trong lúc chở khách thì bị một xe máy (chở 3, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, chạy nhanh) tông và được đưa cấp cứu với chẩn đoán: đa chuấn thương. Chú tôi mất sau khi điều trị tích cực tại BV 16 ngày, trong thời gian chú tôi nằm viện gia đình người gây tai nạn không đến hỏi thăm, kể cả lúc đám tang cũng ko đến hỏi thăm và thắp nén hương.
    Hiện tại, chú tôi là trụ cột gia đình với vợ và 02 con nhỏ (một đứa 17 tuổi và một đứa 06 tuổi, vợ không có việc làm, chỉ phụ bán quán cho người quen), vậy trong trường hợp này, gia đình chú tôi có được bồi thường tiền viện phí , chi phí đám tang và các chi phí tổn thương tinh thần không và mức đền bù là bao nhiêu?
     Người phạm tội đã đủ thành viên nhưng nếu không đủ khả năng đền bù thiệt hại cho gia đình chú tôi thì có bị cưỡng chế hay gia đình họ phái đền bù không?

    Kính mong các Luật sư giải đáp thắc mắc./.
     
    5337 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #62161   26/09/2010

    lstri
    lstri
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (245)
    Số điểm: 1929
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 57 lần


    Chào bạn.
    Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
    "2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

                2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

                2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

               

                2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

     

                a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

               

                Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

     

                b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

     

                - Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

                - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

                - Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

     

                2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

     

                a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

     

                b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

     

                c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…

     

                d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

    Vụ việc bạn không trình bày xảy ra khi nào nên tôi không thời hiệu còn hay hết.
    Nghị quyết trên cũng quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại:
    " Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:

    a) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

    b) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005."


    Sau khi bản án có hiệu lực pháp lực, họ không chịu bồi thường trong khi họ có tài sản thì bạn yêu cầu thi hành án thi hành bản án đó.
    Cha mẹ họ không có nghĩa vụ phải thì hành bản án.

    Luật sư ĐẶNG ĐỨC TRÍ - 0906 344 997 - luatsuductri@yahoo.com

    HÃNG LUẬT ROMA - 45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

    Web; romalaw.com.vn

     
    Báo quản trị |