Mức phạt mới nhất về sai phạm giống thủy sản

Chủ đề   RSS   
  • #610475 11/04/2024

    ngocngocngyn

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/03/2024
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mức phạt mới nhất về sai phạm giống thủy sản

    Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.

    Giống thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định; có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng; được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây: ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản; quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ; trình Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;hướng dẫn kiểm tra về điều kiện của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm chất lượng giống thủy sản; hướng dẫn cập nhật thông tin giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

    Nếu phát hiện vi phạm quy định về giống thủy sản thì Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định như thế nào?

    1. Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản

    Điều 10 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

    - Không cập nhật thông tin hoặc cập nhật không đúng thông tin về hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định;

    - Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ theo quy định;

    - Không ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

    - Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;

    - Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không duy trì một trong các điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;

    - Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không đúng nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

    Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

    - Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không đúng nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;

    - Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ mà không duy trì một trong các điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;

    - Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng theo quy định;

    - Thực hiện khảo nghiệm khi cơ sở không đáp ứng điều kiện theo quy định.

    Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ (không phải là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực) không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng theo quy định.

    Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ (là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực) mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng theo quy định.

    Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được công nhận hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Hình thức xử phạt bổ sung:

    - Đình chỉ hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định 38/2024/NĐ-CP;

    - Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm giống thuỷ sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều 10 Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 10 Nghị định 38/2024/NĐ-CP .

    2. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản

    Căn cứ Điều 11 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

    Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng hoặc buộc chuyển đổi mục đích sử dụng, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 38/2024/NĐ-CP;

    - Buộc tái xuất giống thuỷ sản, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

    3. Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản

    Quy định tại Điều 12 Nghị định 38/2024/NĐ-CP phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.

    Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

    Như vậy, trên đây là toàn bộ quy định liên quan đến vi phạm quy định về giống thủy sản theo Nghị định 38/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực trong 20/05/2024.

     

     

     
    142 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận