Cảm ơn bài chia sẻ của tác giả. Ngoài ra, theo Luật Dân sự thì
Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên chậm trả tiền phải trả lãi theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm, nếu không có thỏa thuận thì trả không quá 10%/năm. (Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng thì lại không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2015 nên lãi suất nợ quá hạn có thể vượt 20%/năm;
Thứ hai, nếu bên vay chậm trả nợ gốc, thì ngoài việc phải trả nợ gốc, còn phải “trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng vói thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Trường hợp khoản vay được gia hạn trả nợ thì không áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với dư nợ gốc được gia hạn (khoản 5 Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015). Quy định này có một số điểm bất hợp lý như sau:
+ Mức lãi suất quá hạn 150% quá cao đối với trường hợp đã phải vay với lãi suất cao, nhất là khi gặp khó khăn trong việc trả nợ;
+ Gây ra sự bất công bằng lớn nếu lãi suất cho vay có sự khác nhau nhiều. Ví dụ, nếu cho vay với mức lãi suất 4%/năm, thì lãi quá hạn không được quá 6%, trong khi nếu cho vay với mức lãi suất 60%, thì lãi suất quá hạn được phép lên đến 90%. Như vậy, quy định lãi suất quá hạn “trả theo lãi suất cơ bản” trước đó công bằng hơn;
Thứ ba, quy định chốt cứng lãi suất nợ quá hạn “bằng 150% lãi suất vay”. Do đó nếu văn bản dưới luật quy định khác về mức lãi suất chậm trả thì lại trái luật, chẳng hạn như một sô quy định sau đây:
+ Lãi suất quá hạn “không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn”
+ Mức lãi suất đối với số tiền trả thay trong thỏa thuận cấp bảo lãnh không vượt quá 150% lãi suất cho vay thông thường;
+ Mức lãi suất đối với khoản tiền chiết khấu quá hạn không vượt quá 150% lãi suất chiết khấu trong hạn
+ Lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tôì đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn
+ Lãi suất nợ quá hạn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.