Hiện này, nhiều hình thức giảm giá được thực hiện nhằm thu hút người mua với nhiều gói giảm giá hấp dẫn đến từ những nhãn hàng có mặt trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay Tiki,... Việc giảm giá là hình thức kích ứng cung cầu trong hoạt động thương mại, qua đó giúp tăng sức mua đến từ người tiêu dùng.
Việc giảm giá hàng hóa hiện nay được pháp luật quy định cụ thể nhằm điều chỉnh quy luật cung cầu. Bên cạnh đó là cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, vậy người bán được giảm giá tối đa hàng hóa của mình bán ra là bao nhiêu? Quy định để giảm giá hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Giảm giá hàng hóa trong hoạt động khuyến mại
Hoạt động khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Khuyến mại có thể theo nhiều hình thức tùy thuộc vào loại hình mà thương nhân lựa chọn cho sản phẩm, dịch vụ của mình bán ra được giải thích tại khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005.
Trong hoạt động khuyến mại hình thức được ưu tiên sử dụng là giảm giá hàng hóa theo Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định giảm giá hàng hóa là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá).
Như vậy, qua quy định trên thì giảm giá hàng hóa là một trong những hoạt động của khuyến mại nhằm tăng sức mua và khuyến khích nhu cầu mua sắm của thị trường.
Có thể giảm giá tối đa được bao nhiêu?
Đối với những doanh nghiệp, công ty lớn họ đã có thể nắm được các quy định về mức giảm giá. Tuy nhiên, những thương nhân có quy mô nhỏ cần nắm rõ quy luật giảm giá hàng hóa thì có thể tuân theo Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại như sau:
Theo quy định giảm giá thông thường mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
02 trường hợp được giảm giá hàng hóa đến 100%
Thứ nhất: Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.
Thứ hai: Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thương nhân khi giảm giá hàng hóa cần lưu ý không được áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho các loại hàng hóa sau:
- Khi hàng hóa, dịch vụ đã được thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước thì hàng hóa đó đã được xem như giảm giá. Việc giảm giá tiếp tục sẽ làm mất cân bằng và ảnh hưởng đến thị trường.
- Hàng hóa là thực phẩm tươi sống thì không được giảm giá. Đây là loại hàng hóa đặc biệt có thời gian bảo quản ngắn hạn nhưng mất thời gian sản xuất lâu dài.
- Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Xử phạt hành vi giảm giá vượt mức quy định
Nhằm ngăn chặn hành vi giảm giá tối đa hàng hóa gây ảnh hưởng xấu cho thị trường kinh tế thì theo điểm e khoản 2 Điều 33 Nghị định 98/2020 quy định mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm về khuyến mại như sau:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm về thực hiện khuyến mại có giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định.
Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt gấp 02 lần so với cá nhân
Như vậy, đối với hàng hóa thông thường mức giảm giá tối đa không được quá 50% giá trị hàng hóa, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định trên có thể bị phạt tiền lên đến 40 triệu đồng.
Cập nhật bởi nguyenhoaibao12061999 ngày 19/08/2022 07:27:35 SA