Mức đóng phí trong giải quyết vụ việc cạnh tranh là bao nhiêu?

Chủ đề   RSS   
  • #608283 19/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Mức đóng phí trong giải quyết vụ việc cạnh tranh là bao nhiêu?

    Giải quyết vụ việc cạnh tranh là vụ việc liên quan đến các vi phạm về kinh tế, vậy khi có yêu cầu giải quyết vụ việc cạnh tranh thì phải đóng mức phí bao nhiêu?
     
     
    1. Đối tượng áp dụng đóng phí trong giải quyết vụ việc cạnh tranh
     
    Theo Điều 1 Thông tư 58/2020/TT-BTC phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
     
    - Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh, gồm: phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.
     
    - Thông tư này áp dụng đối với:
     
    + Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.
     
    + Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.
     
    + Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.
     
    2. Ai là người phải chịu phí yêu cầu giải quyết vụ việc cạnh tranh
     
    Căn cứ Điều 2 Thông tư 58/2020/TT-BTC quy định người nộp phí khi có yêu cầu giải quyết vụ việc cạnh tranh bao gồm:
     
    - Người có yêu cầu độc lập tham gia trong các vụ việc cạnh tranh với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật Cạnh tranh 2018.
     
    - Người nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều 16 Luật Cạnh tranh 2018.
     
    Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) thu phí theo quy định tại Thông tư này.
     
    3. Mức đóng phí giải quyết vụ việc cạnh tranh là bao nhiêu?
     
    Tại Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BTC mức thu phí giải quyết vụ việc cạnh tranh kể từ ngày 01/01/2021 trở đi được quy định như sau:
     
    - Phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 10.000.000 đồng/vụ việc.
     
    - Phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh: 50.000.000 đồng/hồ sơ.
     
    4. Hướng dẫn kê khai, nộp phí giải quyết vụ việc cạnh tranh
     
    - Người nộp phí thực hiện nộp phí giải quyết vụ việc cạnh tranh như sau:
     
    + Khi có yêu cầu độc lập tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có yêu cầu độc lập phải nộp tạm ứng 100% mức phí theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này. Người có yêu cầu độc lập phải chịu phí đối với yêu cầu độc lập của họ nếu yêu cầu đó không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Trường hợp được chấp nhận, người có yêu cầu độc lập được trả lại số tiền phí tạm ứng đã nộp.
     
    + Khi nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, người nộp hồ sơ phải nộp 100% mức phí theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này và không được hoàn trả trong mọi trường hợp.
     
    - Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí như sau: Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
     
    73 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (12/03/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận