Trong năm 2024, việc xác định mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là một vấn đề quan trọng và đang được quan tâm hàng đầu.
(1) Ai phải tham gia bảo hiểm xã hội?
Bảo hiểm xã hội được nhà nước tổ chức thực hiện theo 02 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người lao động được quy định tại Điều này và người sử dụng lao động
Đối với Bảo hiểm xã hội tự nguyện, theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
(2) Mức đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Mức đóng bảo hiểm xã hội là số tiền mà người lao động hoặc các tổ chức phải nộp cho cơ quan quản lý thu tiền bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Luật Bảo Hiểm xã hội năm 2014 có quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
(3) Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024
Mức đóng bảo hiểm xã hội Bắt buộc
Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 57 Luật việc làm 2013, Điều 44 Luật vệ sinh, an toàn lao động năm 2015, mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2024 với người lao động Việt Nam như sau:
Người sử dụng lao động
|
Người lao động
|
BHXH
|
BHTN
|
BHYT
|
BHXH
|
BHTN
|
BHYT
|
HT-TT
|
ÔĐ-TS
|
TNLĐ-BNN
|
HT-TT
|
ÔĐ-TS
|
TNLĐ-BNN
|
14%
|
3%
|
0,5% (*)
|
1%
|
3%
|
8%
|
-
|
-
|
1%
|
1.5%
|
21,5%
|
10.5%
|
Tổng cộng 32%
|
Lưu ý: Một số cụm từ viết tắt sử dụng trong bài viết:
HT-TT: Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vào quỹ hưu trí, tử tuất,
ÔĐ-TS: Quỹ ốm đau, thai sản,
TNLĐ-BNN: Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp,
BHYT: Bảo hiểm y tế đối với người lao động (không thuộc khối nhà nước)
(*) Theo Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0.3%.
Như vậy, mức phải đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 là 32% trong đó mức đóng bảo hiểm xã hội của Người lao động Việt Nam sẽ là 10,5%
Theo Điều 85, Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 44 Luật vệ sinh, an toàn lao động năm 2015, Điều 43 Luật việc làm năm 2013 (người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp), mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2024 với người lao động nước ngoài như sau:
Người sử dụng lao động
|
Người lao động
|
BHXH
|
BHTN
|
BHYT
|
BHXH
|
BHTN
|
BHYT
|
HT
|
ÔĐ-TS
|
TNLĐ-
BNN
|
HT
|
ÔĐ-TS
|
TNLĐ-BNN
|
14%
|
3%
|
0,5% (*)
|
-
|
3%
|
8%
|
-
|
-
|
-
|
1.5%
|
20,5%
|
9.5%
|
Tổng cộng 30%
|
(*) Theo Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0.3%.
Như vậy, mức phải đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 là 30% trong đó mức đóng bảo hiểm xã hội của Người lao động nước ngoài sẽ là 9,5%.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2024
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2024 được xác định như sau:
- Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức đóng bảo hiểm tự nguyện
|
#ffffff 1pt;border-bottom:solid #000000 1pt;border-top:solid #000000 1pt;vertical-align:top;padding:5pt 5pt 5pt 5pt;overflow:hidden;overflow-wrap:break-word;">
= 22%
|
#ffffff 1pt;border-right:solid #ffffff 1pt;border-bottom:solid #000000 1pt;border-top:solid #000000 1pt;vertical-align:top;padding:5pt 5pt 5pt 5pt;overflow:hidden;overflow-wrap:break-word;">
x
|
#ffffff 1pt;border-right:solid #f3f3f3 1pt;border-bottom:solid #000000 1pt;border-top:solid #000000 1pt;vertical-align:top;padding:5pt 5pt 5pt 5pt;overflow:hidden;overflow-wrap:break-word;">
Mức thu nhập do người tham gia bảo hiểm tự nguyện lựa chọn
|
#f3f3f3 1pt;border-right:solid #f3f3f3 1pt;border-bottom:solid #000000 1pt;border-top:solid #000000 1pt;vertical-align:top;padding:5pt 5pt 5pt 5pt;overflow:hidden;overflow-wrap:break-word;">
-
|
#f3f3f3 1pt;border-right:solid #000000 1pt;border-bottom:solid #000000 1pt;border-top:solid #000000 1pt;vertical-align:top;padding:5pt 5pt 5pt 5pt;overflow:hidden;overflow-wrap:break-word;">
Mức nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
|
- Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
- Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
- Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Lưu ý: Trường hợp người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
(i) Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
(ii) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP;
(iii) Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại điểm (i) và điểm (ii) hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại điểm (iii) được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Tóm lại, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động Việt Nam năm 2024 là 10,5%. Riêng đối với người lao động nước ngoài sẽ đóng 9,5%. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Trên đây là những thông tin mới nhất về mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024.