Mức bồi thường thiệt hại trong quản lý hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #391510 10/07/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mức bồi thường thiệt hại trong quản lý hành chính

    Việc người thi hành công vụ ra quyết định trái pháp luật là điều khó có thể tránh khỏi trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, trước đây, Thông tư liên tịch 19/2010/TTLT-BTC-BTP-TTCP đã có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định này cần phải làm rõ và bổ sung những thiếu sót trong quá trình thực hiện.

    Vì thế, Bộ Tài Chính, Bộ Tư Pháp và Thanh tra Chính phủ đã phối hợp đề xuất dự thảo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch trên. Một số lưu ý khi xác định thiệt hại để được bồi thường như sau:

    Trước tiên, cần phải xác định thiệt hại thực tế

    Là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

    Thiệt hại thực tế được chia ra 2 nhóm là thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

    Thiệt hại về vật chất

    Thiệt hại do tổn thất về tinh thần

    Thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính

    Bao gồm:

    - Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

    - Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

    - Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết.

    - Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ.

    (Chi phí thực tế mà người bị thiệt hại bỏ ra gồm: chi phí thuê luật sư tư vấn, chi phí tàu xe, đi lại, ăn ở, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng)

     

    Bao gồm:

    - Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

    - Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết.

    - Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

    - Tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất => thiệt hại được bồi thường theo Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.

    - Thời gian tính lãi với các khoản tiền được tính từ ngày tiền được nộp vào ngân sách nhà nước; bị tịch thu; thi hành án; được đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định của Toà án.

    Lưu ý: Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnbao gồm các khoản tiền mà người bị thiệt hại đã nộp vào ngân sách nhà nước hoặc các khoản tiền sẽ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

    Nếu thiệt hại là khoản vay có lãi quy định thì khoản lãi hợp pháp đó là khoản lãi phù hợp với quy định của pháp luật về lãi suất cho vay tài sản tại thời điểm vay tài sản.

    - Đối với thiệt hại là tiền thuê nhà thì người bị thiệt hại phải có các tài liệu, chứng cứ sau:

      + Giấy tờ đăng kí tạm trú hoặc xác nhận của công an xã, phường, thị trấn về việc tạm trú tại địa điểm thuê nhà.

     + Hợp đồng thuê nhà được lập dưới hình thức phù hợp với quy định của pháp luật về thuê tài sản hoặc có xác nhận của chủ sở hữu nhà ở về việc thuê nhà.

    - 01 ngày lương cơ sở được xác định bằng việc lấy mức lương cơ sở do Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường chia cho 22 là số ngày làm việc bình quân của mỗi tháng.

    Ví dụ: Tại thời điểm ban hành Thông tư liên tịch này thì mức lương cơ sở chung do Nhà nước quy định là 1.150.000 đồng, do đó một ngày lương cơ sở sẽ là: 1.150.000 đồng : 22 = 52.273 đồng.

    - Số ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định theo số ngày thực tế mà người được bồi thường bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

    Ví dụ: Ông A bị đưa vào cơ sở chữa bệnh từ ngày 01/12/2010 và đến ngày 01/3/2011 thì được ra khỏi cơ sở chữa bệnh. Ngày 20/3/2011, cơ quan có thẩm quyền xác định ông A không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong trường hợp này, thiệt hại do tổn thất về tinh thần mà ông A được bồi thường được xác định như sau:

    Số ngày thực tế bị đưa vào cơ sở chữa bệnh là: 31 ngày của tháng 12/2010 + 31 ngày của tháng 01/2011 + 28 ngày của tháng 02/2011 = 90 ngày.

    Số ngày lương tính theo mức lương cơ sở được bồi thường là:

    90 ngày x 2 = 180 ngày.

    Trong ví dụ này, số tiền mà ông A được Nhà nước bồi thường là:

    180 ngày x 33.182 đồng = 5.972.760 đồng.

    2. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

    2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết

    - Đối với tổ chức:

    Được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 2 năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại.

    Thu nhập của tổ chức được xác định theo báo cáo tài chính hợp pháp của tổ chức; trường hợp không có báo cáo tài chính, tổ chức có thể chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút bằng các tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác theo quy định pháp luật có liên quan.

    Trường hợp tổ chức được thành lập chưa đủ 02 năm tính đến thời điểm xảy ra thiệt hại thì thu nhập thực tế của tổ chức được xác định trên cơ sở thu nhập bình quân trong thời gian hoạt động thực tế của tổ chức đó.

    - Đối với cá nhân:

    + Trước khi thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương thì căn cứ vào mức lương của tháng liền kề trước khi thiệt hại để xác định thu nhập thực tế.

    + Trước khi thiệt hại có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề trước khi thiệt hại xảy ra.

    Nếu người bị thiệt hại đang trong thời gian nghỉ không hưởng lương thì không được bồi thường thu nhập thực tế bị mất.

    + Trước khi thiệt hại mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác có thu nhập nhưng theo mùa vụ hoặc không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương.

    Nếu không xác định được thu nhập trung bình thì lấy mức lương cơ sở do Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.

    + Người bị thiệt hại (gồm cả trường hợp đã chết) được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút trong thời gian họ bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh và trong thời gian điều trị do sức khoẻ bị xâm phạm.

    Trong thời gian này, người bị thiệt hại được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động đầy đủ theo quy định pháp luật lao động, BHXH thì họ không được nhận khoản tiền bồi thường tương ứng.

    Nếu người bị thiệt hại được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động một phần thì phần còn lại được xác định là thu nhập thực tế bị giảm sút và họ được bồi thường khoản thu nhập bị giảm sút đó.

    Ví dụ 1:

    Ông A làm nghề bán báo tự do. Do bị đưa vào cơ sở chữa bệnh trái pháp luật nên trong thời gian này ông A không có thu nhập. Thu nhập của ông A trước khi bị đưa vào cơ sở chữa bệnh là không ổn định nhưng xác định được thu nhập của ông A trong 3 tháng trước khi bị thiệt hại lần lượt là 1.200.000 đồng, 1.000.000 đồng và 1.100.000 đồng. Thu nhập thực tế của ông A được xác định là mức thu nhập trung bình của 3 tháng liền kề trước khi xảy ra thiệt hại: 1.100.000 đồng. Trường hợp này, thu nhập thực tế của ông A bị mất và ông A được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất trong thời gian bị đưa vào cơ sở chữa bệnh mỗi tháng là 1.100.000 đồng.

    Ví dụ 2:

    Bà B làm cho một công ty tư vấn pháp luật. Thu nhập của bà B trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 3.000.000 đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, bà B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho bà B 40% tiền lương là 1.200.000 đồng. Trường hợp này, thu nhập thực tế của bà B bị giảm sút mỗi tháng 1.800.000 đồng nên bà B được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị giảm sút trong thời gian điều trị.

    Ví dụ 3:

    Ông C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định là 1.700.000 đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, ông C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đầy đủ các khoản thu nhập cho ông C. Trường hợp này, thu nhập thực tế của ông C không bị mất nên ông C không được bồi thường khoản tiền này.

    - Nếu người bị thiệt hại chết trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh mà không phải do lỗi của chính họ hoặc không do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì thân nhân của họ được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần một khoản tiền là 360 tháng lương tính theo mức lương cơ sở chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. (tương đương 414 triệu đồng)

    - Nếu người bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh chết trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh mà do lỗi của chính họ hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết thì thân nhân của họ không được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

    - Khoản tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là khoản tiền bồi thường chung cho thân nhân của người bị thiệt hại (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại). Những người được bồi thường trong trường hợp này phải còn sống tại thời điểm người bị thiệt hại chết.

    3. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết

     

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi, bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế; chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác trước khi người bị thiệt hại chết (nếu có).

    - Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định pháp luật BHXH. Trường hợp người bị thiệt hại chết mà người thân thích của họ phải thuê xe để chở thi hài về mai táng thì được bồi thường cả chi phí thuê xe.

    - Chỉ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nếu trước khi bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng trong thời gian tạm giữ hành chính, bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh bị chết. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng đó. 

     

    4. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ

     

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ và các chi phí khác để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    Nếu cơ quan nhà nước đã thanh toán toàn bộ các chi phí này thì người bị thiệt hại không được bồi thường; trường hợp cơ quan nhà nước đã thanh toán một phần các chi phí này thì người bị thiệt hại được bồi thường phần chi phí còn lại.

    - Người bị thiệt hại chỉ được bồi thường chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại nếu việc chăm sóc đó là cần thiết hoặc do cơ sở y tế yêu cầu.

    Các chi phí hợp lý của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo quy định của Thông tư 97/2010/TT-BTC. Trường hợp người chăm sóc người bị thiệt hại sử dụng dịch vụ có giá trị cao hơn mức quy định của Thông tư số 97 thì chỉ được bồi thường tương ứng với mức quy định tại Thông tư số 97.

    - Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo quy định. 

    - Người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc là người không còn khả năng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại mất khả năng lao động quy định được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật ở địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

     

    Xem chi tiết Thông tư liên tịch hướng dẫn trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong quản lý hành chính.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 10/07/2015 05:05:35 CH
     
    5322 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #391520   10/07/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Chờ khi nào TT có hiệu lực thì sẻ trả lời....Luật nầy vừa đá bóng vừa thổi còi ....cho nên thua thiệt 100% là dân...

    Nhà nước xử nhà nước thì ai  thắng ai?

    Điều 6. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường

    1. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án phải có các căn cứ sau đây:

    a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này;

    b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.

    2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây:

    a) Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này;

    b) Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.

    3. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:

    a) Do lỗi của người bị thiệt hại;

    b) Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;

    c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.

     3 lổi a,b,c....ộng nôi cha luật sư nào mà thắng nổi nhà nước? 

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 10/07/2015 11:28:03 SA

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |