Cảm ơn chia sẻ của bạn, tuy nhiên theo quan điểm của mình thì:
"8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này."
Căn cứ khoản 4, 5 Điều 321:
"4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật."
=>> Như vậy nếu trường hợp không được thế chấp theo quy định pháp luật (ngân hàng không đồng ý việc bán) thì việc bán xe đã thuộc trường hợp pháp luật không cho phép. Vậy ở đây là vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật theo Điều 123.
Mặc dù đều là vô hiệu nhưng cần phải xác định chính xác theo Điều 123 hay Điều 127 để tính thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Vì nếu vô hiệu theo Điều 127 thời hiệu sẽ là 2 năm, còn theo Điều 123 thì sẽ không bị hạn chế (theo Điều 132).
Theo đó quan điểm của mình sẽ là áp dụng theo Điều 123 vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật và thời hiệu sẽ không bị hạn chế.