Mùa nắng nóng, chủ nhà trọ tự ý tăng giá điện có bị phạt không?

Chủ đề   RSS   
  • #611139 03/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần


    Mùa nắng nóng, chủ nhà trọ tự ý tăng giá điện có bị phạt không?

    Nước ta đang vào mùa nắng nóng cao điểm nên nhu cầu sử dụng điện của người dân ngày càng tăng, đặc biệt, tại các khu nhà trọ, nơi tập trung đông đúc người lao động, sinh viên. Vậy, chủ trọ tự ý tăng giá điện thì có bị phạt không?

    Mùa nắng nóng, chủ nhà trọ tự ý tăng giá điện có bị phạt không?

    Theo Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về vi phạm các quy định về sử dụng điện, trong đó:

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả: 

    + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.

    + Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước/

    Như vậy, chủ nhà trọ việc chủ nhà trọ tự ý tăng giá điện so với quy định có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ nhà trọ còn có thể phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.

    Theo đó, khi người thuê trọ bị chủ trọ tự ý tăng giá điện cao hơn mức giá quy định thì có thể yêu cầu chủ nhà trọ điều chỉnh lại mức giá tuân thủ theo quy định pháp luật.

    Trong trường hợp chủ nhà trọ vẫn tiếp tục vi phạm thì có quyền làm đơn ra các cơ quan chức năng có thẩm quyền để yêu cầu xử lý theo đúng quy định của pháp luật

    Quy định hiện nay về mức giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay

    Theo Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 25/2018/TT-BCTThông tư 09/2023/TT-BCT quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt như sau:

    1) Hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt

    - Giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng với hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với bên bán điện. Mỗi hộ sử dụng điện trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt.

    - Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (xác định theo Thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm sử dụng điện), áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.

    2) Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, nhà ở của người tu hành; ký túc xá học sinh, sinh viên

    - Trường hợp có thể kê khai được số người thì cứ 04 (bốn) người (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện hoặc danh sách cán bộ, chiến sỹ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị đối với lực lượng vũ trang) được tính là một hộ sử dụng điện để áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt;

    - Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

    3) Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở 

    - Tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê, bên bán điện chỉ ký một hợp đồng mua bán điện duy nhất. Chủ nhà cho thuê có trách nhiệm cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện của người thuê nhà

    - Đối với trường hợp cho hộ gia đình thuê: Chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức

    - Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):

    + Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);

    + Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

    Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn; 

    Cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 người được tính là 1/4 định mức, 02 người được tính là 1/2 định mức, 03 người được tính là 3/4 định mức, 04 người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

    Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.

    4) Các khách hàng mua điện qua máy biến áp riêng sử dụng vào mục đích sinh hoạt

    Tính giá điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt.

    5) Lưu ý:

    - Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến bên bán điện phải dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số công tơ thì lượng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ đó.

    - Trường hợp ngày ghi chỉ số công tơ không trùng với ngày điều chỉnh giá điện thì việc tính tiền điện cho giá điện sinh hoạt sử dụng phương pháp nội suy với các thông số sau:

    + Lượng điện thực tế khách hàng sử dụng trong kỳ ghi chỉ số;

    + Số ngày sử dụng điện thực tế (số ngày giữa hai kỳ ghi chỉ số, số ngày áp dụng giá cũ, số ngày áp dụng giá mới);

    + Mức sử dụng điện của từng bậc tính theo số ngày thực tế giữa hai kỳ ghi chỉ số.

    - Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước được áp dụng đối với nhóm khách hàng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt. Khi điều kiện kỹ thuật và pháp lý cho phép, đơn vị bán lẻ điện có trách nhiệm lắp đặt công tơ sử dụng thẻ trả tiền trước tại các địa điểm khách hàng có nhu cầu mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt.

    - Trường hợp bên mua điện thực hiện kê khai không đúng số người sử dụng điện để cấp định mức sử dụng điện sinh hoạt nhiều hơn thực tế thì bên bán điện có quyền yêu cầu bồi thường và phạt vi phạm hợp đồng theo quy định tại Thông tư 42/2022/TT-BCT.

    - Trường hợp cấp điện mới cho mục đích sinh hoạt, thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện, chấm dứt hợp đồng mua bán điện, thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ ấn định trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng sử dụng điện thì mức sử dụng điện của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ đó.

    Như vậy, việc thu tiền điện phải đúng theo quy định về giá điện hiện hành như trên, việc chủ trọ tự ý tăng giá điện trong mùa nắng nóng cao điểm là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý theo quy định.

     
    1582 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận