Mua bán, sử dụng còng số 8 có hợp pháp?

Chủ đề   RSS   
  • #562376 09/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Mua bán, sử dụng còng số 8 có hợp pháp?

    Mua bán, sử dụng còng số 8

    Mua bán, sử dụng còng số 8 - Ảnh minh họa

    Đa số người dân đều biết các loại vũ khí như súng, roi điện, bình xịt hơi cay là những vật liên quan đến các lực lượng chức năng mà người dân không được phép tự ý sử dụng. Vậy còng số 8 có phải là vũ khí và có bị cấm, bị xử phạt khi sử dụng hay không?

    Còng số 8 có phải vũ khí?

    Tại Điều 3 Luật quản lý, sử dụng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có các định nghĩa:

    “1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.”

    Có thể nhận ra đặc tính của vũ khí là có khả năng gây sát thương, nguy hại và phá hủy kết cấu vật chất.

    “11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

    d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

    …”

    Khóa số 8 (tức còng số 8) được xếp vào nhóm các công cụ hỗ trợ cho lực lượng chức năng để kiểm soát, ngăn chặn người vi phạm.

    Tàng trữ, sử dụng công cụ hỗ trợ cũng bị xử phạt như đối với vũ khí

    Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt đối với vi phạm về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm, trong đó có 1 số quy định:

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

    - Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” (Điểm a Khoản 3)

    - Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép (Điểm Đ Khoản 3)

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

    - Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép

    - Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép

    *Lưu ý: Những mẫu còng số 8 được đưa vào danh sách công cụ hỗ trợ tại Thông tư 15/2018/TT-BCA (sửa đổi bổ sung tại Thông tư 21/2019/TT-BCA) là những mẫu còng được cơ quan chức năng sử dụng.

    Từ đó có thể thấy, nếu chưa được cấp phép, việc sản xuất, mua bán, sử dụng các công cụ hỗ trợ trong đó bao gồm còng số 8 cũng sẽ bị xử phạt hành chính.

    Nghiêm trọng hơn, hành vi này còn có thể phải chịu trách nhiệm về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự theo quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 10/11/2020 07:48:59 SA
     
    7964 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (09/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận