Mua bán nhà có cần lập vi bằng?

Chủ đề   RSS   
  • #513393 31/01/2019

    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Mua bán nhà có cần lập vi bằng?

    Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC  thì vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    Nó được hiểu là một tài liệu bằng văn bản hoặc có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng  mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan.

    Theo quy định của Luật nhà ở 2014 thì khi các bên tiến hành chuyển nhượng, mua bán nhà  phải lập thành hợp đồng có công chứng, chứng thực. Do đó việc lập vi bằng khi mua bán nhà là không bắt buộc mà tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên.

    Sau đó, các bên đến Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện để thực hiện những thủ tục đăng ký trước bạ, sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua.

    Vì vậy, bản chất các trường hợp mua nhà bằng vi bằng  mà không có hợp đồng công chứng chứng thực đều bất hợp pháp do không tuân thủ các hình thức theo quy định của pháp luật. Vì không đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật nên khi xảy ra tranh chấp cần đến sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các giao dịch đó sẽ không được pháp luật công nhận.

     

     

     

     
    1806 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513410   31/01/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại lập thì vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
     
    theo quy định của Luật nhà ở 2014 hiện này thì  hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên phải công chứng hoặc chứng thực mới có thể làm thủ tục sang tên được.  Vi bằng không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua. Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng thực việc mua bán tài sản.
     
    Báo quản trị |  
  • #513733   15/02/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Trong quy định của luật nhà ở khi mua bán thì không có quy định về việc lập vi bằng mà cần phải làm hợp đồng có công chứng, chứng thực. Trên thực tế có nhiều trường hợp đất không đủ diện tích tách thửa hoặc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên thực hiện mua bán đất viết tay sau đó yêu cầu Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng để chứng kiến việc giao nhận giữa các bên. Việc thực hiện mua bán bằng giấy viết tay dù có lập vi bằng thì vẫn không có giá trị pháp lý (giao dịch vô hiệu).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581064   28/02/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Việc này mình cũng chứng kiến và đồng ý quan điểm của bạn trên là thực tế có nhiều trường hợp đất không đủ diện tích tách thửa hoặc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên thực hiện mua bán đất viết tay sau đó yêu cầu Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng để chứng kiến việc giao nhận giữa các bên

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581103   28/02/2022

    Mua bán nhà có cần lập vi bằng?

    Cảm ơn thông tin chia sẻ từ bạn. Ngoài ra đối với những hợp đồng mua bán nhà thông thường cũng sẽ đi kèm với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, và căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định:
    "3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;"
    =>> Như vậy đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng bắt buộc phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý (trừ trường hợp kinh doanh bất động sản).
    Vậy trong bất kể trường hợp nào thì việc lập vi bằng cũng không thể thay thế được thủ tục công chứng, chứng thực bởi lẽ vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì vi bằng chỉ có tác dụng ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ... mà không chứng nhận các giao dịch thỏa thuận của các bên.
     
    Báo quản trị |