Mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #602202 28/04/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2144)
    Số điểm: 74991
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp bị xử lý thế nào?

    Hiện trạng mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp ngày càng gia tăng, một số đối tượng là doanh nghiệp đã lợi dụng việc này để trục lợi sử dụng hóa đơn điện tử khống. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp?

    Cụ thể, trước đó, ngành thuế triển khai thành công hệ thống hóa đơn điện tử trên toàn quốc đã giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân đã sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp để chiếm đoạt thuế của Nhà nước, đòi hỏi cần có giải pháp ngăn chặn.

    Theo đó, xuất hiện nhiều đối tượng đã lợi dụng việc này để trục lợi hàng trăm triệu đồng. Thủ đoạn của chúng là dùng chứng minh thư của người khác để thành lập doanh nghiệp sau đó xuất những hóa đơn điện tử khống với tổng giá trị hàng hóa lên hàng chục tỷ đồng cho doanh nghiệp khác rồi thu về nguồn lợi bất chính lên đến hàng trăm triệu đồng.

    Nhận thấy hành vi này là bất hợp pháp và ảnh hưởng đến sự minh bạch trong công tác quản lý thuế. 

    Xem bài viết liên quan: Công điện 01/CĐ-BTC: Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường giám sát việc phát hành hóa đơn điện tử

    Vì vậy, nhằm ngăn chặn nạn mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp, Bộ Tài chính đã chỉ đạo toàn ngành thuế tăng cường quản lý, giám sát việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc.

    Ngoài ra, Tổng cục Thuế vừa triển khai Trung tâm Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử nhằm phát hiện các dấu hiệu rủi ro trong việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử, giúp truy tìm, ngăn chặn doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

    Tham khảo:

    Các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ gồm:

    - Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;

    - Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

    - Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

    - Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

    - Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

    - Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ;

    - Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định.

    Xử phạt vi phạm:

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn, cụ thể:

    Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định.

    Trường hợp không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hoặc Điều 16, Điều 17 Chương II Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

    Xem bài viết liên quan: Những trường hợp không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

    Ngoài ra tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

    Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

    - Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;

    - Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

    Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

    - Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

    Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24.

    Phạt tiền từ 04-08 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 24;

    - Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều 24;

    - Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;

    - Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều 24;

    - Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;

    - Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;

    - Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24.

    Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: 

    Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều 24 khi người mua có yêu cầu.

    Xem bài viết liên quan: Hộ kinh doanh có được miễn tiền sử dụng hóa đơn điện tử không?

     
    2043 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (05/05/2023) danusa (05/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận