Một số thủ tục cần thực hiện khi đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #607519 15/12/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9996
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Một số thủ tục cần thực hiện khi đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp

    Để đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp nguồn vốn tư nhân thì cần đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục, hồ sơ pháp lý cần thiết cần thực hiện khi đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp gồm những gì?

    Trình tự, thủ tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

    Trình tự, thủ tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, cụ thể: Thủ tục đầu tư sẽ thực hiện theo pháp luật về đầu tư và tuân thủ thêm các quy định sau:

    - Đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 của Nghị định này; giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư);

     

    - Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 và khoản 1 Điều 10 của Nghị định này (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư).

     

    Lưu ý:

     

    1. Đối với khu công nghiệp thuộc trường hợp phân kỳ đầu tư theo quy định tạikhoản 2 Điều 9 của Nghị định này thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với từng giai đoạn.

    Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn trước đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau, trừ trường hợp phải áp dụng đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

    2. Đối với khu công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với từng giai đoạn và các quy định sau đây:

     

    - Hồ sơ dự án phải có cam kết về tiến độ thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên kết ngành quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này;

    - Quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải quy định nội dung cam kết trong hồ sơ dự án. Việc xử lý vi phạm cam kết thực hiện theo nội dung cam kết, quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    - Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn đầu đã cho nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thực hiện dự án đầu tư thuê đất, thuê lại đất để thực hiện cụm liên kết ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này, đồng thời đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau, trừ trường hợp phải áp dụng đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

     

    Như vậy, đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp không sử dụng vốn đầu tư công thì sẽ thực hiện theo các quy định trên và pháp luât về đầu tư. 

    Về thủ tục xin chủ trương đầu tư

    Đầu tiên, đơn vị cần xác định dự án của mình thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Quốc Hội hay của Thủ tướng Chính phủ theo Điều 30, 31 Luật đầu tư 2020. Nếu dự án không thuộc chấp thuận chủ trương của Quốc Hội thì sẽ xin  chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo điểm h Khoản 1 Điều 31 Luật Đầu tư 2020.

    Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đơn vị chuẩn bị theo hướng dẫn tại Điều 33 Luật Đầu tư 2020 và Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

    Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, của Thủ tướng Chính phủ đơn vị tham khảo Điều 34, 35 Luật Đầu tư 2020, điều này được hướng dẫn bởi Điều 31, 32 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. 

    Về giấy chứng nhận đầu tư:

     Căn cứ Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định:

    Đơn vị  phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thuộc trường hợp:

    - Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

    - Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

    Nếu thuộc các trường hợp sau thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    - Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

    - Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

    - Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

    Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.

    Nếu đơn vị thuộc trường hợp không cần xin giấy chứng nhận đầu tư nhưng có nhu cầu thì vẫn xin cấp được. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 Luật đầu tư 2020 và Điều 35, 39, 40 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

    Về thủ tục xin giấy phép xây dựng

     Nếu dự án không thuộc trường hợp miễn giấy phép xây dựng tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi 2020) thì sẽ tiến hành xin giấy phép xây dựng theo Điều 102, 103 Luật này.  Về điều kiện cấp phép xây dựng được quy định tại Điều 91, 92 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020). 

    Đơn vị có thể xem thêm hướng dẫn về xin giấy phép xây dựng tại Chương IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP. 

    Trình tự đầu tư xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và các chương tại Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi 2020).

    Ngoài các thủ tục nêu trên thì khi thực hiện đầu tư cần lưu ý thêm quy định về môi trường và phòng cháy chữa cháy. 

    Đối với PCCC Đơn vị lưu ý quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP (Điều 5, Điều 13, 14, 15). 

    Về thủ tục môi trường:  

    Đầu tiên, cần đối chiếu thông tin dự án của mình với các Phụ lục II, III. IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 để xác định dự án của đơn vị mình là dự án nhóm mấy, từ đó mới xác định được thủ tục môi trường đơn vị cần làm là gì. 

    Đơn vị phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nếu thuộc trường hợp tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

    Thủ tục đánh giá tác động môi trường thực hiện theo hướng dẫn từ Điều 33 đến Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 12, Điều 13 đến Điều 16 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

     Đơn vị phải xin giấy phép môi trường nếu thuộc Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Thủ tục xin giấy phép môi trường thực hiện theo Điều 41, 42, 43  Luật bảo vệ môi trường 2020. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 28, 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.   

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     
    364 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận