Một số quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

Chủ đề   RSS   
  • #600819 29/03/2023

    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 431
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 8 lần


    Một số quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

    Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Lao Động 2019 về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động như sau:

    - Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.

    - Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

    - Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.

    - Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.

    - Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

    - Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

    Như vậy, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê, đồng thời chủ động thông báo cho người lao động thông tin về hợp đồng, đảm bảo mức lương với những người có trình độ tương tương... Còn về phía bên thuê lại lao động cần thông báo, hướng dẫn nội quy cho người lao động, không phân biệt đối xử giữa những người lao động và đảm bảo những phúc lợi về lương hay chính sách người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật về lao động hiện hành.

     
    641 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600838   29/03/2023

    Một số quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

    Chào bạn, cám ơn bạn vì bài viết chia sẻ, mình xin bổ sung, góp ý thêm một số điều như sau:

    Căn cứ Điều 52 Bộ luật lao động 2019 quy định:

    “Điều 52. Cho thuê lại lao động

    1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

    2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.”

    Đồng thời, Điều 54 Bộ luật lao động 2019 quy định:

    Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động

    1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

    2. Chính phủ quy định việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động”

    Như vậy, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác nhưng vẫn giữ nguyên hợp đồng đã giao kết.

    Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thuê lại lao động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động cũng có những quyền và nghĩa vụ riêng được quy định tại Điều 56 Bộ luật lao động 2019:

    “Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

    Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;

    2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;

    3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;

    4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

    5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.”

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quyen.vuong197@gmail.com vì bài viết hữu ích
    Thegalaxy (30/03/2023)