Một số lưu ý về điều khoản trọng tài bạn cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #525065 05/08/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Một số lưu ý về điều khoản trọng tài bạn cần biết

    >>>Phân biệt "Trọng tài thương mại" và "Hòa giải thương mại"

    >>>Những quyết định nào của Hội đồng trọng tài được xác định là phán quyết trọng tài?

    Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, điều khoản trọng tài là một điều khoản rất hay được sử dụng trong hợp đồng. Phương thức giải quyết thông qua con đường trọng tài có những ưu điểm và hạn chế nhất định so với việc giải quyết thông qua Tòa án. Thông qua đó, các bên trong hợp đồng sẽ đánh giá, cân nhắc và thống nhất việc có thiết lập điều khoản trọng tài hay không?

    Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số lưu ý các bạn cần nắm được khi nhắc đến điều khoản về trọng tài.

    1. Tính cần thiết của điều khoản trọng tài

    Nếu các bên có ý định giải quyết tranh chấp (nếu có) bằng thủ tục tố tụng trọng tài thì điều tiên quyết các bên phải thống nhất xác lập thỏa thuận trọng tài (là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.). Vì thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài không mang tính đương nhiên, mà Trọng tài chỉ có thẩm quyền khi các bên trao quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài, việc trao quyền được thể hiện bằng một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài. Quy định này đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010:

    Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

    1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

    2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    Khác biệt giữa “điều khoản trọng tài” với “thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài”

    Về nguyên tắc, hai thỏa thuận này đều được gọi là thỏa thuận trọng tài, tuy nhiên, thực tiễn áp dụng có sự khác nhau giữa hai loại thỏa thuận này, đó là:

    - Điều khoản trọng tài: xác lập trước khi có tranh chấp xảy ra. Các bên dự liệu biện pháp giải quyết tranh chấp tối ưu đó là đưa vào hợp đồng một điều khoản trọng tài.

    Một điều khoản trọng tài soạn thảo không rõ ràng, hoặc không đầy đủ sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các bên. Để đạt tính khả thi, một điều khoản trọng tài cần thỏa mãn đủ 02 yếu tố:

    + Thứ nhất: tính chính xác, phải chỉ rõ đúng tên của Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

    + Thứ hai: tính đơn giản, một điều khoản Trọng tài được soạn thảo cụ thể và chi tiết thì nguy cơ không thực hiện được là rất lớn hoặc khó khăn khi thực hiện.

    - Thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài: xác lập sau khi có tranh chấp xảy ra, khi đó các bên mới thống nhất dung thủ tục tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp.

    2. Thẩm tra về điều khoản trọng tài:

    Khi đưa điều khoản trọng tài vào hợp đồng (hay thỏa thuận trọng tài), cần phải xem xét các điểm sau:

    - Thứ nhất: Người ký hợp đồng có thẩm quyền ký thỏa thuận trọng tài không?

    Nếu người ký hợp đồng là người đại diện theo pháp luật thông thường cũng sẽ là người có thẩm quyền. Đối với người đại diện theo ủy quyền, các bên cần lưu ý xem xét đến: phạm vi ủy quyền; hình thức ủy quyền; thời hạn ủy quyền; thẩm quyền của người ủy quyền,...

    - Thứ hai: Tranh chấp được quy định trong điều khoản trọng tài có thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài không ( phạm vi tranh chấp và chủ thể tranh chấp)?

    Không như Tòa án, pháp luật của các nước đều có quy định giới hạn về phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài.

    Ví dụ, tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài là:

    “1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

    2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

    3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

     

     
    3542 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận