Một số lưu ý cần biết về lao động trẻ em

Chủ đề   RSS   
  • #498022 29/07/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Một số lưu ý cần biết về lao động trẻ em

    Thực tế diễn ra tình trạng ở nhiều nơi trẻ em luôn là mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi, hiện tượng này ngày một có diễn biến phức tạp. Có thể lý giải nguyên nhân của lao động trẻ em (LĐTE ) là do sự nghèo đói, lạc hậu và kém phát triển khiến không có khả năng chi trả nổi chi phí học tập; ngoài ra còn có thể là do trình độ, kiến thức kém cũng là một nguyên nhân khiến nhiều em bỏ học, bổ sung cho đội ngũ lao động sớm ngày một đông hơn.

    Chính vì thế tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 đã dành Mục 1 của Chương XI với 05 điều (từ Điều 161 đến Điều 165) để quy định riêng về chế độ lao động đối với người chưa thành niên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người lao động này khi tham gia quan hệ lao động.

    BLLĐ 2012 không đưa ra định nghĩa về LĐTE mà chỉ định nghĩa về lao động chưa thành niên theo quy định tại Điều 161 Bộ luật lao động “Người lao động (NLĐ) chưa thành niên là NLĐ dưới 18 tuổi”.

    Trong khi Luật trẻ em 2016 Điều 1 quy định: "Trẻ em là người dưới mười sáu tuổi."

    Như vậy, pháp luật lao động Việt Nam đã bao hàm LĐTE trong khái niệm NLĐ chưa thành niên. Tại BLLĐ 2012 có quy định một số nguyên tắc khi sử dụng NLĐ là người chưa thành niên sau đây:

    Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên

    - Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

    - Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

    Khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi

    Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

    + Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

    + Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;

     

    Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên

    - Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:

    + Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

    + Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

    + Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

    + Phá dỡ các công trình xây dựng;

    + Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

    + Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;

    + Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.

    Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:

    + Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

    + Công trường xây dựng;

    + Cơ sở giết mổ gia súc;

    + Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;

    + Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.

    Ngoài ra còn có các quy định hướng dân như: 

    + Thông Tư 10/2013/TT-BLĐTBXH quy định danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên;

    +  Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH quy định danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc.


    XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM

    - Xử lý hành chính:

    Hành vi cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức lạm dụng sức lao động của trẻ em: bị xử lý theo Điều 29 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Theo đó, đối với hành vi của cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

    Hành vi vi phạm quy định về lao động chưa thành niênbị xử lý theo Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

    Điều 19. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên

    1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật;

    b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;

    c) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động;

    b) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tạiKhoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động.

    - Xử lý hình sự:

    Nếu người sử dụng lao động thỏa cấu thành của Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự 2015 thì người đó phải chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tội đó.

    Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

    1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 29/07/2018 07:48:09 SA
     
    1880 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận