Một số kỹ năng giải quyết vụ án hôn nhân gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #493772 08/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Một số kỹ năng giải quyết vụ án hôn nhân gia đình

    Sau một thời gian thực tập tại Tòa án, mình xin phép chia sẻ một số kỹ năng của thư ký tòa án liên quan đến giải quyết vụ án hôn nhân gia đình mà mình học được, bài viết sẽ củng cố kiến thức về tố tụng nhé các bạn.

    Giải quyết vụ án hôn nhân gia đình cũng tương tự như giải quyết vụ án dân sự nói chung, tuy nhiên có một số điểm khác biệt cơ bản. Trong giải quyết án hôn nhân gia đình, thường giải quyết cùng lúc ba mối quan hệ: Mối quan hệ về tình cảm vợ chồng, mối quan hệ về con cái, mối quan hệ về tài sản. Mối quan hệ tài sản trong vụ án hôn nhân gia đình là một lĩnh vực trong án dân sự nói chung. Do vậy, khi thụ lý, giải quyết vụ án hôn nhân gia đình, cần lưu ý một số vấn đề trình bày dưới đây:

    1/ Văn bản quy phạm pháp luật

    2/ Trong quá trình thụ lý vụ án:

    • Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án căn cứ vào các điều 28, 29 BLTTDS, cần lưu ý phân biệt vụ hay việc để có thủ tục riêng biệt

    Thư ký Tòa án khi nhận đơn khởi kiện (đơn yêu cầu) ly hôn cần chú ý về thẩm quyền theo cấp Tòa án: chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ( khoản 3 Điều 35 BLTTDS) khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

    + Có đương sự ở nước ngoài;

    Tuy nhiên cần lưu ý: Hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam (khoản 3 Điều 123 Luật HNGĐ)

    + Tài sản có tranh chấp ở nước ngoài;

    + Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.

    • Hồ sơ khởi kiện ban đầu trong vụ án hôn nhân gia đình thường có một số loại giấy tờ cơ bản sau: giấy chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của các con, các giấy tờ chứng minh tài sản chung, tài riêng vợ chồng: giấy vay, nợ (nếu có)… Việc ly hôn phải do chính các đương sự khởi kiện, không được ủy quyền cho người khác.
    • Cần xác định năng lực hành vi tố tụng dân sự của người khởi kiện; xác định người bị kiện có nằm trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật HNGĐ.
    • Trường hợp tại phiên tòa Tòa án đã bác đơn xin ly hôn thì nguyên đơn không được kiện lại trong thời hạn 1 năm. Sau một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, nguyên đơn mới được quyền kiện lại.
    • Khi đã đủ điều kiện thụ lý vụ án, yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí cần lưu ý 2 loại tiền tạm ứng án phí sau:

    + Tiền tạm ứng án phí về ly hôn (Luật phí và lệ phí 2015);

    + Tiền tạm ứng án phí về tranh chấp chia tài sản chung (Luật phí và lệ phí 2015).

    3/ Trong giai đoạn hòa giải chuẩn bị xét xử:

    a/ Thu thập, chứng cứ

    • Việc thu thập chứng cứ trong vụ án ly hôn có những đặc trưng riêng. Thư ký cần chú ý về những đặc trưng này để hỗ trợ Thẩm phán trong việc thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ để xác định tình trạng mâu thuẫn vợ chồng. Các giấy tờ cần giao nộp trong vụ án ly hôn thường là:

    + Bản sao giấy đăng ký kết hôn;

    + Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có con);

    + Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ đăng ký hộ khẩu thường trú (xuất trình cùng bản chính);

    + Các chứng cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng)..v..v.

    Các giấy tờ tài liệu nói trên phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực. Nếu là giấy tờ, tài liệu từ nước ngoài gửi về thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

    • Hướng dẫn cho đương sự tự khai (Điều 98 BLTTDS)
    • Xác minh, thu thập chứng cứ (Điều 97 BLTTDS):

    Xác định tình trạng hôn nhân thường phải qua phản án của những người có quan hệ gần gũi (như cha, mẹ); cơ quan quản lý của vợ chồng; tổ dân cư, đoàn thể xã hội mà họ sinh hoạt.

    Việc nuôi con phải kèm theo xác định thu nhập của cha mẹ.

    Ý kiến của con nếu con đã đủ 07 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ).

    Xác minh về nhà đất thường phải cụ thể để có thể chia hiện vật cho cả hai bên.

    Việc định giá tài sản gồm tất cả tài sản của vợ chồng chứ không chỉ riêng nhà đất (Điều 104 BLTTDS).

    b/ Hòa giải

    Hòa giải là một hoạt động tố tụng rất quan trọng. Khác với những vụ án dân sự bình thường, trong vụ án hôn nhân và gia đình cần phải hòa giải về quan hệ hôn nhân, phân tích để họ đoàn tụ, khôi phục tình cảm vợ chồng.

    • Hòa giải về quan hệ hôn nhân là bắt buộc và có thể thực hiện sớm, không phải chờ việc thu thập chứng cứ về tranh chấp nuôi con, tài sản.
    • Trường hợp không được hòa giải là trường hợp đã xác định được quan hệ hôn nhân không hợp pháp (Điều 206 BLTTDS).
    • Trường hợp không thể tiến hành hòa giải được là bao gồm: Trường hợp quy định tại Điều 207 BLTTDS do bị đơn cố tình vắng mặt đến lần thứ hai; đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng (ở nước ngoài, ở tù..); bị đơn mất năng lực hành vi dân sự.
    • Hòa giải với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan chỉ cần hòa giải giữa các đương sự liên quan (Điều 209 BLTTDS). Ví dụ: về một khoản nợ chung, chỉ cần hòa giải giữa chủ nợ và vợ, chồng (không cần sự có mặt của các chủ nợ khác).
    • Trường hợp các đương sự thỏa thuận ly hôn và việc giải quyết toàn bộ vụ án thì lập “Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành”, sau 07 ngày nếu các đương sự không thay đổi về sự thỏa thuận đó thì ra “Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự”

    Lưu ý: Đối với vụ án (hoặc việc) về hôn nhân và gia đình, thì hòa giải về quan hệ hôn nhân là bắt buộc (Điều 10 BLTTDS). Cần phải xác định hòa giải đoàn tụ thành là hòa giải thành. Ngược lại, hòa giải đoàn tụ không thành, dẫn đến công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn, thì đó là trường hợp hòa giải không thành và chỉ là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn.

    Các thủ tục tại phiên tòa hay giai đoạn phúc thẩm khi giải quyết vụ án hôn nhân gia đình cũng giống như vụ án dân sự.

    (Bài viết có sự tham khảo từ Sổ tay Thư ký Tòa án năm 2012)

     

     
    24536 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận