MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Chủ đề   RSS   
  • #446984 19/02/2017

    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

    >>> Tổng hợp các bài viết liên quan đến Bộ luật hình sự mới nhất

    >>> Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu?

    >>> Phân biệt nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo? 

    >>> Ân xá, đại xá, đặc xá: hiểu thế nào cho đúng?

    >>> Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự

    >>> “Trái pháp luật” và “vi phạm pháp luật” khác nhau chỗ nào?

    >>> Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục Tố tụng hình sự và Hành chính

    >>> Làm cách nào để lấy bằng chứng bị ép cung, dùng nhục hình?

    >>> Phân biệt giữa người làm chứng và người chứng kiến

    >>> 5 lưu ý đối với người bị buộc tội

    >>> Nhận tội thay người khác có phạm tội không?

    >>> So sánh vi phạm hành chính và tội phạm hình sự

    >>> Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    >>> Danh bản, chỉ bản là gì?

    >>> Phân biệt tự thú và đầu thú

    >>> Phân biệt áp giải, dẫn giải

    Để có thể làm tốt bài tập môn Luật hình sự cũng như đạt điểm cao trong môn học này, chúng ta cần trang bị cho mình những điều cơ bản sau:

    Đầu tiên, chúng ta nên đọc qua tất cả những văn bản pháp luật liên quan đến môn học cũng như những tài liệu cần thiết khác như giáo trình, tài liệu hướng dẫn,… để có thể nắm vững những kiến thức cơ bản của môn học. Nếu có thời gian hãy đọc lại nhiều lần để có thể hiểu sâu sắc hơn.

    Tiếp theo, chúng ta cần tìm hiểu những tin tức về việc xét xử các vụ án trên thời sự, bản tin cũng như những trang web đáng tin cậy để có thêm những thông tin hữu ích. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm bài tập của các bạn. 

    Cuối cùng, đó là việc chúng ta áp dụng những kiến thức có được để giải nhiều hơn các bài tập cũng như tình huống thực tế. Trong quá trình làm bài, chúng ta cần nắm vững những khái niệm, thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn và đặc biệt là chỉ ra được các yếu tố cấu thành tội phạm trong từng tội phạm cụ thể, chỉ ra các dấu hiệu để phân biệt các tội phạm với nhau để có thể dễ dàng định tội trong từng bài tập.

    Ví dụ:

    1)                 Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS).

    Để làm được câu nhận định này, chúng ta cần xác định được yếu tố lỗi trong cấu thành của hai tội phạm trên. Từ đó ta có thể thấy đây là một nhận định sai.

    Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người có thể cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) và Tội giết người (Điều 93 BLHS) nếu hành vi đó có lỗi cố ý với chiếm đoạt trái phép tài sản, cố trong hậu quả làm chết người. Ngoài ra hành vi này có thể cấu thành tội được quy định tại Khoản 4 Điều 133 BLHS nếu hành vi đó có lỗi cố ý chiếm đoạt trái phép tài sản nhưng vô ý trong hậu quả làm chết người.

    2)                  Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của công ty Y từ cảng Cát Lái về kho hàng của công ty Y. Chiều 14-3, nhân viên điều động của công ty X nhận được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về đến công ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông. B bán container hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.

    Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

    Để làm bài tập này, trước hết ta cần xác định được B là người thực hành đã dùng thủ đoạn gian dối và giả danh nhân viên công ty. A trong bài tập trên là đồng phạm với vai trò giúp sức. Sau đó ta xác định tội danh của A, B và ghi rõ và đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của A, B. Việc xác định tội danh rất dễ gây nhầm lẫn và làm chúng ta xác định sai. Vì vậy, cần hiểu rõ từng mặt, phân tích từng yếu tố trong cấu thành.

    Tội danh của A và B là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)

    Khách thể: Quan hệ sở hữu của công ty Y

    Đối tượng tác động: Container hàng

    Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    Hành vi: Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi một containe hàng xà bông.

    Lỗi: Cố ý trực tiếp.

    Những lưu ý nhỏ trên đây không chỉ sẽ giúp các bạn có được kết quả tốt hơn trong bài tập hình sự của mình mà còn giúp các bạn đạt điểm cao trong môn học này cũng như những môn học khác. Hãy cùng thay đổi phương pháp học và đạt được những thành công như mong muốn nhé!

    Xem thêm: câu hỏi bài tập môn Luật hình sự (phần các tội phạm) tại file đính kèm. 

    Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:43:11 CH Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 19/02/2017 06:17:37 CH

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    91900 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn vothiphuongthu vì bài viết hữu ích
    nguyenminhquan28072003@gmail.com (20/12/2022) giangvks (05/10/2020) ninh2407 (27/12/2017) KimKhana (04/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang «<345
Thảo luận