Một số điều cần biết về quyền của người LGBT

Chủ đề   RSS   
  • #511251 31/12/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 489 lần


    Một số điều cần biết về quyền của người LGBT

    LGBT là viết tắt của cộng đồng người: đồng tính, song tính và chuyển giới. Hiện nay, họ là những người có giới tính dễ bị tổn thương và dễ bị xâm hại trong xã hội. Còn theo quy định pháp luật, một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự ghi nhận: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.”

    Do vậy, về mặt pháp lý danh dự, nhân phẩm, uy tín của người thuộc cộng đồng LGBT là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    1- Quyền chuyển đổi giới tính

    Cá nhân có quyền được chuyển đổi giới tính theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) và việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định pháp luật.

    >>>Người đã chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu thay đổi họ, tên không?

    Việc chuyển đổi giới tính không làm thay đổi họ của người đã chuyển đổi giới tính. Đối với tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có) người đã chuyển đổi giới tính theo quy định tại Điều 37 Bộ luật dân sự có quyền thay đổi tên phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.

    Việc thay đổi tên của người đã chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch, không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ (Điểm e khoản 1, khoản 3 Điều 28 BLDS).

     

    2- Quyền xác định lại giới tính

    Cá nhân có quyền xác định lại giới trong trường hợp giới tính của người đó: (1) bị khuyết tật bẩm sinh hoặc (2) chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định.

    >>>Người đã xác định lại giới tính có quyền yêu cầu thay đổi họ, tên không?

    Tương tự như chuyển đổi giới tính, việc xác định lại giới tính không làm thay đổi họ của người đã xác định lại giới tính. Đối với tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có), pháp luật công nhận  người xác định lại giới tính có quyền thay đổi tên cho phù hợp với giới tính được xác định lại.

    Việc thay đổi tên được thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch, không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ (Điểm e khoản 1, khoản 3 Điều 28 BLDS).

    >>>Giới hạn của quyền xác định lại giới tính:

    Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ về nhân thân phù hợp giới tính đã được chuyển đổi thì cá nhân có thể yêu cầu về việc chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, việc thực hiện yêu cầu này có liên quan nhiều đến hạn chế quyền công dân của chính cá nhân có nhu cầu chuyển đổi và của các chủ thể khác có liên quan, do đó phải bằng quy định của luật. Trường hợp luật đã có quy định về chuyển đổi giới tính thì cá nhân có nhu cầu chuyển đổi giới tính phải tuân thủ các điều kiện, thủ tục được quy định trong luật, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc hạn chế quyến sau đây:

    + Thứ nhất: Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. (khoản 2 Điều 2 Bộ luật dân sự 2015).

    + Thứ hai: Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.  Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định trên thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định. (Điều 10)

     

    3 - Chung sống giữa những người cùng giới tính có bị coi là vi phạm điều cấm của Luật HNGĐ không?

    Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã bãi bỏ điều cấm về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính so với quy định cũ tại Luật Hôn nhân gia đình 2000 trước đây. Theo đó, không hề có quy định nào cấm cho phép việc chung sống giữa những người LGBT. Vì vậy, Chung sống giữa những người cùng giới tính không bị coi là vi phạm pháp luật.

    Tuy nhiên, hôn nhân giữa những người này chưa được Nhà nước thừa nhận (Khoản 2 Điều 5, khoản 2 Điều 8 Luật HNGĐ 2014).

     

    4- Trường hợp hai người cùng giới tính chung sống với nhau mà có tranh chấp về tài sản thì giải quyết như thế nào?

    Trường hợp hai người cùng giới tính chung sống với nhau mà có tranh chấp về tài sản thì họ sẽ không được chế định “ Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Điều 1 Luật HNGĐ 2014)” vì họ không thỏa mãn yếu tố “khác giới” – nam, nữ sống chung; và hơn nữa cũng không thỏa mãn yếu tố “sống như vợ chồng” vì pháp luật hiện hành không công nhận mối quan hệ vợ, chồng giữa những người cùng giới.

    Chính vì vậy, khi hai người cùng giới tính chung sống với nhau mà có tranh chấp về tài sản thì:

    - Trước hết việc giải quyết căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên.

    - Trường hợp không có thỏa thuận thì có thể yêu cầu tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc hòa giải ngoài tòa án hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Về nguyên tắc chung, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tài sản riêng của người nào nào thì được giao lại cho người đó; tài sản chung được phân chia theo công sức đóng góp mỗi bên, nếu tài sản chung là tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, tài sản chứng khoán, tài khoản ngân hàng, tài sản sở hữu trí tuệ thì việc xác định tài sản được áp dụng theo pháp luật có liên quan.

     

    5- Người LGBT có quyền nhận nuôi con nuôi không?

    Theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010, để được nhận con nuôi, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau:

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    - Có tư cách đạo đức tốt.

    Đồng thời, pháp luật quy định những người sau đây không được nhận con nuôi:

    - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

    - Đang chấp hành hình phạt tù;

    - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    - Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng theo quy định của luật.

    Như vậy, không hề có quy định nào cấm việc người LGBT được quyền nhận con nuôi. Theo đó, về nguyên tắc, một cá nhân thuộc cộng đồng LGBTI có quyền nhận nuôi con nuôi khi đảm bảo các điều kiện nêu trên.

     
    7668 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThichTuyenAn (21/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #511269   31/12/2018

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Dù họ có là người đồng tính, song tính hay chuyển giới đi chăng nữa thfi họ vẫn là công dân Việt Nam, sẽ được pháp luật bảo hộ quyền và lợi ích của mình như người khác thôi. Chỉ là pháp luật không công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính thôi.

     
    Báo quản trị |