Một số dịch vụ ưu đãi và chính sách mà học sinh, sinh viên cần phải biết

Chủ đề   RSS   
  • #605756 28/09/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    Một số dịch vụ ưu đãi và chính sách mà học sinh, sinh viên cần phải biết

    Là sinh viên, cần biết qua những dịch vụ công cộng mà mình được miễn giảm và chính sách BHYT trong năm học 2023-2024 để đảm bảo quyền và lợi ích chính mình. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Sinh viên được miễn, giảm vé những dịch vụ công cộng nào?

    Theo Điều 10 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên như sau:

    - Đối với dịch vụ công cộng về giao thông:

    + Học sinh, sinh viên được giảm giá vé tàu hỏa, xe ô tô buýt;

    + Đơn vị tham gia vận tải công cộng phát hành vé giảm giá cho học sinh, sinh viên khi học sinh, sinh viên xuất trình thẻ học sinh, sinh viên.

    - Đối với dịch vụ công cộng về giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa:

    + Học sinh, sinh viên được giảm giá vé dịch vụ khi trực tiếp sử dụng các dịch vụ gồm: Bảo tàng, di tích lịch sử, thư viện, triển lãm;

    + Cơ sở văn hóa, giải trí phát hành vé giảm giá cho học sinh, sinh viên khi học sinh, sinh viên xuất trình thẻ học sinh, sinh viên.

    - Căn cứ điều kiện cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên thuộc thẩm quyền quản lý.

    - Học sinh, sinh viên là người khuyết tật được miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP.

    Học sinh, sinh viên là đối tượng chính sách xã hội được miễn, giảm giá vé tàu theo quy định tại Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

    Chính sách BHYT học sinh, sinh viên năm học 2023-2024

    Để các bậc phụ huynh và các em HSSV hiểu rõ hơn về chính sách BHYT HSSV trong năm học 2023-2024, BHXH Việt Nam thông tin cụ thể như sau:

    (1) Phương thức đóng và mức đóng

    Khi tham gia BHYT, HSSV đăng ký tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi các em đang theo học. HSSV được lựa chọn đóng BHYT định kỳ theo 03 phương thức: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Số tiền tham gia BHYT của HSSV (sau khi đã trừ đi phần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước), cụ thể là:

    - Nếu HSSV đóng 3 tháng một lần, mức đóng là: 170.100 đồng.

    - Nếu HSSV đóng 6 tháng một lần, mức đóng là: 340.200 đồng.

    - Nếu HSSV đóng 12 tháng một lần, mức đóng là: 680.400 đồng.

    (2) Nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu và thủ tục đi KCB BHYT

    HSSV tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở KCB BHYT thuộc tuyến xã, tuyến huyện và tương đương theo quy định. Các em được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào đầu mỗi quý.

    HSSV khi đi KCB BHYT phải xuất trình một trong các giấy tờ sau:

    - Thẻ BHYT còn hạn sử dụng hoặc Hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số  và giấy tờ tùy thân có ảnh.

    - Căn cước công dân gắn chíp hoặc ứng dụng VneID điện tử đã tích hợp thông tin thẻ BHYT.

    (3) Mức hưởng BHYT

    Thứ nhất, khi HSSV đi KCB tại cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT:

     - Trường hợp KCB BHYT đúng nơi đăng ký ban đầu và thực hiện đầy đủ thủ tục đối với HSSV có thẻ BHYT mã quyền lợi là 4 thì được hưởng 80% chi phí KCB.

    - Trường hợp KCB BHYT không đúng tuyến: Người bệnh không có giấy chuyển tuyến nhưng xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT, được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỷ lệ theo quy định như sau:

    Tuyến chuyên môn kỹ thuật

    Loại hình KCB

    Tỷ lệ hưởng

    (chi phí KCB)

    Bệnh viện tuyến huyện

    Ngoại trú, Nội trú

    100%

    Bệnh viện tuyến tỉnh

    Nội trú

    100%

    Bệnh viện tuyến Trung ương

    Nội trú

    40%

    - Trường hợp KCB BHYT không xuất trình đầy đủ thủ tục tại nơi đăng ký KCB ban đầu, được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT cho các trường hợp:        

    + KCB ngoại trú, được hưởng mức tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở (tương ứng 270.000 đồng).

    + KCB nội trú, được hưởng mức tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở (tương ứng 900.000 đồng).

    Thứ hai, khi HSSV đi KCB tại cơ sở y tế không có hợp đồng KCB BHYT:

    Được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT cho các trường hợp:

    - KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở (tương ứng 270.000 đồng).

    - KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở (tương ứng 900.000 đồng).

    - KCB nội trú bệnh viện tuyến tỉnh được hưởng tối đa 1 lần mức lương cơ sở (tương ứng 1.800.000 đồng).

    - KCB nội trú bệnh viện tuyến Trung ương được hưởng tối đa 2,5 lần mức lương cơ sở (tương ứng 4.500.000 đồng).

    Thứ ba, các trường hợp đặc biệt khác được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp theo phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT:

    Trong các trường hợp, cụ thể:

    - Dữ liệu thẻ BHYT không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ BHYT.

    - Người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.

    - Người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí KCB đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

    - Trường hợp cấp cứu tại cơ sở KCB không ký hợp đồng KCB BHYT.

    Thứ tư, trường hợp cấp cứu:

    HSSV được KCB tại bất kỳ cơ sở KCB nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định.

    Xem bài viết liên quan: BHXH Việt Nam hướng dẫn chính sách BHYT học sinh, sinh viên năm học 2023-2024

     
    1727 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (08/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận