Một số bất cập của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trong thực tiễn

Chủ đề   RSS   
  • #506222 31/10/2018

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Một số bất cập của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trong thực tiễn

    Một số bất cập của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trong thực tiễn

    Nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2015, khi vận dụng vào thực tiễn, tác giả thấy có những bất cập sau đây:


    1. Chưa quy định về xác định tuổi của người làm chứng là người dưới 18 tuổi.

    Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự được quy định tại Phần thứ bảy Chương XXVIII của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015). Thủ tục tố tụng này chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi.

    Người làm chứng là người tham gia tố tụng được quy định tại khoản 12 Điều 55 BLTTHS năm 2015. Khi tiến hành tố tụng có người làm chứng là người dưới 18 tuổi bắt buộ cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ các quy định về thủ tục đặc biệt của BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải mọi trường hợp đều có thể xác định một cách rõ ràng, chính xác tuổi của người làm chứng dưới 18 tuổi. Chẳng hạn như giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh, hoặc họ không có giấy khai sinh hoặc họ bị thất lạc giấy khai sinh và giấy tờ tùy thân khác… Như vậy, vấn đề là làm thế nào cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định được người làm chứng là người dưới 18 tuổi. Hiện tại BLTTHS năm 2015 chỉ quy định về xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi tại Điều 417 mà không có quy định về xác định tuổi của người làm chứng là người dưới 18 tuồi. Điều này đã gây khó khăn cho cơ quan, người có thầm quyền tiến hành tố tụng khi tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự.

    Người làm chứng hay người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi đều là người tham gia tố tụng. Vì vậy, theo quan điểm tác giả cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn xác định tuổi của người làm chứng là người dưới 18 tuổi như quy định đối với người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi. Cụ thể như sau:

    1. Việc xác định tuổi của người làm chứng là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.
    2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:
    a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
    b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
    c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.
    d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.
    3. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.”

     

    2. Chưa quy định rõ thế nào là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần

    Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 BLTTHS năm 2015 thì người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn thì không được làm chứng. Còn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 BLTTHS năm 2015 thì đối với người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần nếu họ, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.

    Như vậy, thế nào là người có nhược điểm về thể chất, người có nhược điểm về tâm thần thì hiện nay BLTTHS năm 2015 không có quy định và cũng không có văn bản nào hướng dẫn. Có quan điểm cho rằng người có nhược điểm về thể chất, tâm thần là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tức là người do tình trạng thể chất (như mù, câm, điếc, tàn tật…)hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi. Cũng có quan điểm cho rằng người có nhược điểm về thể chất, tâm thần là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi. Còn người bị mất năng lực hành vi dân sự, tức là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì không phải là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

    Do không có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể nên trong thực tiễn đã có nhiều quan điểm chưa thống nhất về người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Vấn đề khác nữa là nếu một người có biểu hiện như có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người nghiện ma túy hoặc chất kích thích khác nếu chưa bị Tòa án tuyên bố là họ có khó khăn trong nhận thức và hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có được coi là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần không. Điều này đã gây ra những cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật.


    3. Chưa có quy định cụ thể đối với người tham gia tố tụng là người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi.

    Đối với người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi cũng là người tham gia tố tụng (trừ người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không phải là người bị buộc tội). Ở một gốc đó nào đó, họ là những chủ thể tương đối đặc biệt nên theo quan điểm của tác giả pháp luật cũng cần có những quy định về thục tục đặc biệt đối với họ tương tự như là người bị buộc tội,người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi.

    3.1. BLTTHS năm 2015 chưa có quy định về chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức và hành vi.

    Bị hại dưới 18 tuổi hay bị hại là người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi; người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhất là bị hại dưới 18 tuổi không chỉ bị thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản mà hành vi nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội còn gây tác động lớn đến tâm lý của họ về sau. Trong thực tiễn không phải bị hại nào, nhất là người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi; người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hay người đại diện của họ có thể tự bảo vệ người bị hại hay có điều kiện để nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích cho họ. Chính vì vậy mà quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại là người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi; người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự không được đảo bảo trong thực tế.

    3.2. BLTTHS năm 2015 Chưa có quy định về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

     Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ngoài quy định về thủ tục đăng ký bào chữa thì không quy định về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị hại. Điều này đã làm cho người đại diện của bị hại là người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự muốn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại nhưng họ không biết phải làm như thế nào. Vì vậy mà trong thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng thường vận dụng tương tự như quy định của BLTTDS năm 2015 để tiến hành thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị hại (trong đó có bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi).

    3.3 BLTTHS năm 2015 chưa có quy định về thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi; bị hại và người làm chứng là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi.

    Như quan điểm của tác giả, bị cáo là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi; bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi là người tham gia tố tụng (đặc biệt) tương tự như người dưới 18 tuổi nên cũng cần có những quy định riêng (thủ tục đặc biệt) đối với họ như là người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi.

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

     

     
    5372 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506267   31/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Vậy mới nói luật mà không được hướng dẫn thi hành cụ thể thì cũng để trao ở đó, không thi hành được, gây ra nhiều bất cập. Hy vọng trong thời gian tới Chính phủ, các Bộ sẽ ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể thi hành để giảm bớt những bất cập và đem luật gần hơn với thực tế.

     
    Báo quản trị |