Mong nhận được sự tư vấn về vấn đề thời gian làm việc

Chủ đề   RSS   
  • #555249 20/08/2020

    NhungNguyen84

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/01/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Mong nhận được sự tư vấn về vấn đề thời gian làm việc

    Kính thưa Ls!

    Tôi có một vấn đề liên quan đến thời giờ làm việc muốn nhờ Luật sư tư vấn cho tôi.

    Tôi hiện công tác tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM, đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH TPHCM. Từ trước đến nay cơ quan tôi sắp xếp viên chức tại bộ phận bảo vệ và khu quản lý đối tượng làm việc 24/24h (làm 1 ngày nghỉ 1 ngày). Các phòng ban khác làm việc hành chính 8h/ngày từ thứ 2->thứ 6 (tuần làm việc 40h/tuần). Sau khi viên chức phản ánh về vi phạm luật lao động, tuy nhiên cơ quan và lãnh đạo Sở vẫn bác bỏ và cho rằng việc bố trí thời gian làm việc theo quy định 24/24h là có từ trước đây, đồng thời do đặc thù công việc nên bắt buộc phải thực hiện. Sau đó viên chức đã phản ánh lên Thành ủy TPHCM thì một thời gian ngắn các đơn vị bảo trợ xã hội có văn bản chỉ đạo của Giám đốc Sở việc chấm dứt thực hiện làm việc 24/24h đồng thời tăng thời gian làm việc từ 40h lên 48h/tuần. Hiện nay các đơn vị phải thực hiện xây dựng phương án làm việc, tuy nhiên xảy ra nhiều tranh luận và bức xúc đối với viên chức. Cụ thể đơn vị xây dựng phương án như sau:

    "Căn cứ văn bản số 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở lao động Thương binh và Xã hội quy định tất cả các đơn vị sự nghiệp thuộc sở phải bố trí làm việc để đảm bảo chế độ làm việc 48 giờ/người/tuần; không tổ chức làm việc theo ca 24 giờ. Do đó Trung tâm dự kiến tổ chức thực hiện như sau:

    1. Đối với phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kế toán cấp dưỡng, phòng Phối hợp kiểm tra (trừ bộ phận bảo vệ) làm việc 48h/người/tuần.

    2. Đối với các phòng/khu/trạm do tính chất công việc phải thường trực 24/24 như: Khu quản lý đối tượng; bộ phận Bảo vệ thuộc phòng Phối hợp kiểm tra, phòng Quản lý hồ sơ – Giáo dục tư vấn, Trạm Y tế, Ban Giám đốc, Trưởng ca trực. Dự kiến phương án Bố trí thời giờ làm việc theo ca cụ thể như sau:

     Làm việc theo chế độ chia 2 ca (12 giờ/ca), chia làm 3 kíp

    Ca 1: từ 07h30 - 19h30 (gọi tắt là ca ngày);

    Ca 2: từ 19h30 – 7h30 ngày hôm sau (gọi tắt là ca đêm);

    Trong đó bố trí thời gian làm việc theo ca thực tế cho mỗi kíp như sau:

    a) Ca ngày: thời gian từ 7h30 – 19h30, nhưng thời gian thực tế làm việc, nghỉ ngơi như sau:

    - Nghỉ theo quy định của pháp luật: 1 giờ

    - Nghỉ ngơi tại chỗ nhưng trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết (nếu có) thì không được tính vào giờ làm việc (theo mục 2, Công văn 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội): 0.5 giờ

    - Tổng thời gian mỗi kíp làm việc thực tế của ca ngày là: 12 giờ - 0.5 giờ = 11.5 giờ (trong 11.5 giờ làm việc này có 0.5 giờ được nghỉ theo quy định)

    Như vậy: Tổng thời gian làm việc thực tế của ca ngày trong 1 tháng là: 11.5 giờ x 10 ngày = 115 giờ kíp/ca ngày/tháng.

    b) Ca đêm: Thời gian từ 19h30 – 7h30 ngày hôm sau nhưng thời gian thực tế làm việc, nghỉ ngơi như sau:

    - Nghỉ theo chế độ quy định của pháp luật: 0.75 giờ tuy nhiên đơn vị bố trí cho viên chức nghỉ 1.5 giờ

    - Nghỉ ngơi tại chỗ nhưng trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết (nếu có) thì không được tính vào giờ làm việc (theo mục 2, Công văn 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội): 1,5 giờ.

    - Tổng thời gian làm việc thực tế của ca đêm là: 12 giờ - 1,5 giờ = 10,5 giờ (trong 10,5 giờ làm việc này được nghỉ 1,5 giờ theo quy định).

    Như vậy: Tổng thời gian làm việc thực tế của ca đêm trong 1 tháng là: 10,5 giờ x 10 ngày = 105 giờ/ca đêm/tháng.

    c) Tổng số ngày mỗi kíp làm việc trong 1 tháng trung bình là 20 ngày (trong đó có 10 ngày ca ngày và 10 ngày ca đêm) tương ứng tổng số giờ trong 1 tháng là: 115 giờ ca ngày + 105 giờ ca đêm = 220 giờ/người/tháng

    Theo Công văn 22183/SLĐTBXH-VP ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Giờ tiêu chuẩn 208 người/tháng.

    Như vậy:

    Số giờ dư của mỗi viên chức, người lao động trong các kíp để tính tiền làm thêm trong tháng là: 220 giờ - 208 giờ = 12 giờ (được tính tiền theo quy định)."

    Tôi xin nói rõ hơn; Trong ca đêm chúng tôi tham gia trực đảm bảo an ninh trật tự, tuần tra canh gác trong đêm (đối tượng quản lý đều ngủ nghỉ hết vì vậy thực hiện công tác chuyên môn không thường xuyên xảy ra trong đêm), lãnh đạo yêu cầu chúng tôi phải thức trong đêm, nếu chúng tôi chia ca ra ngủ thì không tính vào thời gian làm việc thực tế, thời gian chúng tôi thức mới được tính là giờ làm việc thực tế.

    Theo phương án trên thì giờ thực tế chúng tôi làm là 240h/tháng, tuy nhiên cơ quan không tính thời gian nghỉ nghơi theo quy định 75 phút vào giờ làm việc. Theo cách tính trên thì thời gian làm việc bắt buộc là 12h trong đó giải quyết nghỉ nghơi theo quy định 75ph và cơ quan cho thêm 75ph để nghỉ tổng thời gian là 1.5h trong đêm được ngủ nghỉ và không tính vào giờ làm việc thực tế)

    Việc quy định sắp xếp làm việc chia ca 12h/ ngày như vậy có đúng quy định không thưa LS! Rất mong nhận được sự hỗ trợ tư vấn của LS

    Tôi chân thành cảm ơn LS!

     
    1606 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NhungNguyen84 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận