Sau khi tiến hành thanh tra, đầu tháng 9/2017, Cục Thuế Thành phố X đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế số 95/QĐ-CT và truy thu với số tiền hơn 66,68 tỷ đồng đối với Công ty Y (Hà Lan). Trong đó, phạt tiền về hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp gần 10,3 tỷ đồng, truy thu thuế với số tiền gần 51,48 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty Y phải nộp thêm số tiền chậm nộp tính đến ngày 31/8 là hơn 4,9 tỷ đồng. Không đồng ý với QĐ xử phạt vi phạm hành chính trên, Công ty Y đã gửi đơn khiếu nại đến Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính với lý do Công ty Y không phải đóng thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Hà Lan. Sau khi xem xét khiếu nại của Công ty Y, tháng 12/2017, Bộ Tài chính cũng đã ban hành QĐ số 07/QĐ-BTC, theo đó bác khiếu nại của Công ty Y liên quan đến quyết định truy thu 66,68 tỷ đồng thuế của Cục Thuế Thành phố X áp dụng đối với Công ty Y. Với tư cách là 1 luật sư tư vấn để bảo vệ quyền và lợi ích của Công ty Y, anh/chị hãy cho biết:
Hãy xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án trên?
1. Giả sử sau khi Tổng cục thuế - Bộ Tài chính giải quyết khiếu nại nhưng Công ty Y vẫn không chấp hành việc nộp 66, 8 tỷ đồng nên Cục Thuế Thành phố Xđã ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành thuế số 105/QĐ-CT. Quyết định này có được xem là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính hay không?Tại sao?
2. Giả sử Công ty Y có thể khởi kiện tại tòa án Việt Nam thì Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp trên?
3. Giả sử Công ty Y vừa nộp đơn khởi kiện đến Tòa án vừa khiếu nại đến Bộ Tài chính thì sẽ giải quyết như thế nào?Tại sao?