Mọi người giúp e giải quyết tình huống tranh chấp hợp đồng thương mại?

Chủ đề   RSS   
  • #574010 28/07/2021

    ngocngocnguyennguyen

    Sơ sinh


    Tham gia:Cách đây vài giây
    Tổng số bài viết (0)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người giúp e giải quyết tình huống tranh chấp hợp đồng thương mại?

     Tình huống 1: Giải quyết bằng trọng tài
    Ngày 08/10/2007, Công ty A (A) và Công ty B (B) ký hợp đồng số 888/GLC về việc giao nhận thầu xây dựng hồ bơi thuộc dự án Khách sạn 5 sao Việt Nam tại tỉnh Q. Theo hợp đồng, A có trách nhiệm thực hiện xây dựng hồ bơi và trên thực tế, nhà thầu đã hoàn thành mọi công việc của mình theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu số 888/GLC và tiến hành bàn giao đưa công trình vào sử dụng ngày 26/4/2008.
     
    Các bên cũng thống nhất rằng, A là đơn vị chịu trách nhiệm bảo hành công trình theo hợp đồng, thời gian bảo hành sẽ bắt đầu từ ngày 27/04/2008, kéo dài trong 365 ngày tiếp theo.
     
    Trong suốt thời gian bảo hành, A đã nhiều lần tiến hành sửa chữa, khắc phục các sai sót của công trình theo đúng yêu cầu, với giải pháp kỹ thuật được thống nhất giữa các bên và được các kỹ sư của B chứng nhận là đã hoàn thành công việc theo yêu cầu.
     
    Thời gian bảo hành kết thúc, theo đúng thỏa thuận của các bên về điều khoản bảo hành, A đã nhiều lần gửi thư yêu cầu thanh toán chi phí bảo hành với số tiền là 200.000.000 đồng. Dù vậy, với nhiều lý do khác nhau, qua nhiều lần đàm phán, B vẫn từ chối thanh toán dứt điểm số tiền này.
     
    Yêu cầu của nguyên đơn:
     
    - Buộc B thanh toán dứt điểm cho A số tiền bảo hành là 200.000.000 đồng.
     
    - Buộc B thanh toán cho A khoản tiền lãi do chậm thanh toán kể từ ngày 29/4/2009 trở về sau.
     
    Quan điểm của bị đơn: 
     
    Theo “Bài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” ngày 10/8/2010 gửi cho Hội đồng Trọng tài, B trình bày quan điểm của mình như sau:
     
    - Giữ lại số tiền bảo hành 200.000.000 đồng không thanh toán cho A vì số tiền đó đã được dùng cho việc khắc phục sửa chữa dứt điểm các lỗi xây dựng do A gây ra như đã đề cập trong các thông báo trước đây, như thư đề ngày 09/05/2009 thể hiện: A không có phương thức khắc phục nào cụ thể để sửa chữa việc thấm nước và rút nước. Mặc dù đã đưa ra nhiều chỉ thị nhưng vẫn không khắc phục
     
    Bên cạnh đó, B yêu cầu Hội đồng Trọng tài bác bỏ yêu cầu thanh toán tiền bảo hành của A, và có yêu cầu phản tố như sau: Xuất phát từ việc A không thực hiện việc bảo hành, bảo trì theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật, B đã nhờ các nhà thầu khác tiến hành sửa chữa, bảo hành các phần thi công không đạt chất lượng của A. Số tiền bỏ ra để thực hiện công việc trên là 450.000.000 đồng. Trong khi đó, số tiền mà B giữ lại của A là 200.000.000 đồng, nên số tiền chênh lệch 250.000.000 đồng và lãi phát sinh từ số tiền chênh lệch trên (tính từ thời điểm B thanh toán cho các nhà thầu đến thời điểm hiện tại theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố) là 250.000.000đ x 1,2% x 8 = 24.000.000 đồng.
     
    Căn cứ vào văn bản “Thanh lý hợp đồng” giữa A và B (mới được bên A ký tên và đóng dấu đề ngày 12/10/2010, bên B chưa ký tên đóng dấu), B đã ký đơn yêu cầu đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp đề ngày 11/10/2010 gửi cho Hội đồng Trọng tài vụ kiện đề nghị đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp, nhưng Hội đồng Trọng tài vụ kiện đã phát hành Thông báo từ chối vì không có đủ cơ sở pháp lý để ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
     
    Ngày 22/10/2010 A và B cùng ký “Bản thỏa thuận chấm dứt giải quyết vụ kiện hợp đồng số 888/GLC ngày 08/10/2007” gửi cho Hội đồng Trọng tài và ngày 23/10/2010, A có “Thư đề nghị đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng số 888/GLC” gửi cho Hội đồng Trọng tài.
    Căn cứ vào các văn kiện nêu trên, ngày 29/10/2010 Hội đồng Trọng tài vụ kiện ra Quyết định “Đình chỉ giải quyết vụ kiện” và hoàn trả 20% số tiền tạm ứng trọng tài phí cho A.
    Tình huống 2 : Giải quyết bằng tòa án
     
    Công ty TNHH A ký hợp đồng bán cho công ty TNHH B một lô hàng thực phẩm tươi sống, theo hợp đồng công ty A sẽ giao hàng cho công ty B tại kho của công ty B.
     
    Công ty A sau đó đã ký một hợp đồng với công ty TNHH X - một công ty chuyên kinh doanh dịch vụ logistics để công ty này tổ chức việc vận chuyển và giao hàng cho công ty B. Trên đường vận chuyển, xe của công ty X bị trưng dụng để khắc phục hậu quả thiên tai nhưng không thông báo gì cho công ty A. Vì lý do trên, hàng hóa khi được chuyển đến kho của công ty B đã trễ 10 ngày, hàng hóa khi giao đã có dấu hiệu giảm sút về chất lượng tuy vẫn còn trong thời hạn sử dụng. Công ty B đã yêu cầu công ty A phải thay thế hàng hóa khác cho mình đồng thời phải bồi thường thiệt hại do việc giao hàng chậm trễ. Trách nhiệm của các bên là gì khi đây là trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của luật thương mại.

     

     
    1425 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocngocnguyennguyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/07/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận