Mỗi người dân được mua tối đa bao nhiêu căn nhà ở xã hội?

Chủ đề   RSS   
  • #615868 30/08/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1001)
    Số điểm: 16054
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 336 lần


    Mỗi người dân được mua tối đa bao nhiêu căn nhà ở xã hội?

    Nhiều người vẫn băn khoăn về số lượng căn nhà ở xã hội mà người được phép mua. Cùng giải đáp vấn đề này và tìm hiểu xem ai là người được mua nhà ở xã hội qua bài viết dưới đây nhé!

    (1) Mỗi người dân được mua tối đa bao nhiêu căn nhà ở xã hội?

    Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 6 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:

    - Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội.

    - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

    Như vậy, theo quy định trên, mỗi người dân chỉ được mua tối đa 01 căn nhà ở xã hội mà thôi.

    Việc quy định mỗi cá nhân chỉ được mua tối đa một căn nhà ở xã hội nhằm đảm bảo rằng những người thực sự cần được ưu tiên, góp phần vào việc cải thiện chất lượng sống cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

    (2) Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?

    Theo quy định tại Điều 76 Luật Nhà ở 2023, 12 đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội bao gồm:

    (i) Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

    (ii) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.

    (iii) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

    (iv) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

    (v) Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

    (vi) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

    (vii) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.

    (viii) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

    (ix) Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật Nhà ở 2023, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật này.

    (x) Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

    (xi) Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

    (xii) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật Nhà ở 2023, các đối tượng được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội bao gồm (i), (iv), (v), (vi), (viii), (ix) và (x).

    Bên cạnh đó, đối tượng (vii) chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thì được giải quyết cho mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội.

    Ngoài ra, căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định việc hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội cho đối tượng (ii) và (iii).

    (3) Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thế nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Nhà ở 2023, việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

    - Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở;

    - Có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;

    - Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cộng đồng dân cư và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

    - Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì thực hiện hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên trước đối với: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới;

    - Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.

    Nhìn chung, các quy định về nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, hướng tới mục tiêu đảm bảo mọi người dân đều có một nơi ở ổn định.

     
    145 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận