Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ áp đặt các mức thuế chống trợ giá đối với các mặt hàng tôm đông lạnh từ các nước xuất khẩu lớn, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, mức thuế áp dụng cho Việt Nam là 7,05%, cao thứ 2 sau Malaysia (62,74%), Ấn Độ (11,32%).
|
Tôm Việt Nam lao đao trên thị trường Mỹ |
Ngày 31/5/2013, VASEP thông cáo báo chí phản đối kết quả sơ bộ vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh Việt Nam.
Nhìn tổng thể, Hoa Kỳ áp mức thuế chống trợ cấp tôm đông lạnh Mỹ mang tính áp đặt, bất hợp lý nhằm bảo vệ ngành thủy sản của Mỹ. Là Luật sư đại diện cho bị đơn (Việt Nam), chúng ta cần đưa ra những lập luận, chứng cứ, và giải quyết vấn đề ra sao?
Phía DOC sẽ chọn hai doanh nghiệp Việt Nam có lượng xuất khẩu sang Mỹ với số lượng lớn nhất, nếu kết quả điều tra xác định có trợ cấp từ Chính phủ, toàn ngành tôm đông lạnh sẽ bị áp mức thuế chống trợ cấp.
Không biết Việt Nam mình có nhiều Luật sư chuyên nghiên cứu giải quyết mấy vụ tương tự thế này không; rất mong các Luật sư vận dụng WTO và hiến kế hay để giải quyết hướng đến kết quả tốt nhất cho tôm đông lạnh nói riêng cũng như ngành thủy sản Việt Nam nói chung. Qua đọc báo chí, tôi có một vài ý kiến như sau:
+ Đầu tiên và kiên quyết, đó là đảm bảo hồ sơ sạch; về cơ bản, vụ kiện chống trợ cấp này không khác nhiều so với vụ kiện chống bán phá giá trước đây. Sự thông tin giữa các doanh nghiệp vô cùng cần thiết. Đồng thời Chính phủ thể hiện vai trò quan trọng của mình nhằm khẳng định không tồn tại trực tiếp hoặc gián tiếp việc trợ cấp.
+ Thứ hai, từ hồ sơ sạch, Luật sư đại diện có thể tiếp cận chứng cứ, xây dựng lập luận để thương lượng và phản bác. Trong đó:
- Khẳng định tôm nuôi của Việt Nam không được trợ cấp từ Chính phủ, trực tiếp và gián tiếp;
- Khẳng định tôm nuôi có giá rẽ hơn tôm khai thác, đánh bắt bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguồn nhân lực, thức ăn, quy trình nuôi trồng chế biến khoa học, hợp lý…
- Chứng minh tôm đánh bắt của ngành công nghiệp Mỹ phải bỏ ra chi phí cao hơn khi sản phẩm cuối cùng tiếp cận thị trường. Các khoản chi phí như tàu thuyền, xăng dầu, vận chuyển, chế biến, bảo quản, thuế phí, quảng cáo quảng bá,…
+ Thứ ba, tích cực giám sát, thương lượng trong quá trình DOC điều tra, bởi họ đang là kẻ vừa đá bóng, vừa thổi còi. Trong lúc ngành thủy sản Hoa Kỳ đang khốn đốn vì sự cạnh tranh kịch liệt, khả năng bất lợi thuộc về bên bị kiện là khá cao.
+ Thứ tư: Phản bác và yêu cầu: Lập luận, chứng cứ phải hướng về một mục tiêu cụ thể; đó là yêu cầu phía Hoa Kỳ không thiết lập thuế chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh của Việt Nam.
Khả năng hạn chế, kinh nghiệp thực tế không có; rất mong Luật sư và các thành viên chém nhẹ tay, đồng thời hiến kế để bảo vệ ngành thủy sản Việt Nam.