Mở đại lý độc quyền với hãng nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #582895 24/04/2022

    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Mở đại lý độc quyền với hãng nước ngoài

    Quy định về đại lý độc quyền

    Tại Khoản 2 Điều 169 Luật Thương mại 2005 quy định: “Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.”

    Theo đó, đại lý độc quyền là một lĩnh vực trong hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý sẽ trực tiếp thỏa thuận về cung ứng sản phẩm, hàng hóa.

    Để trở thành đại lý độc quyền thì tổ chức kinh doanh và nhà sản xuất ký kết Hợp đồng đại lý độc quyền.

    Do đó, khi quyết định mở đại lý độc quyền tức là đã tham gia hoạt động kinh doanh, đại lý độc quyền không thuộc vào trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh, do đó phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

    Hình thức mở đại lý phân phối độc quyền

    Đại lý, nhà phân phối độc quyền có thể thành lập dưới 2 loại hình sau: 

    - Hộ kinh doanh cá thể;

    Doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp nước ngoài (nhà cung cấp) được quyền đề nghị loại hình thành lập của đại lý độc quyền là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh. 

    Thành lập hộ kinh doanh cá thể để làm đại lý phân phối độc quyền

    Chi tiết hồ sơ mở đại lý mô hình hộ kinh doanh bao gồm:

    Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh cá thể;

    Biên bản họp của thành viên hộ gia đình;

    - Bản sao hợp đồng thuê/mượn nhà hoặc sổ đỏ; 

    - Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ HKD cá thể và các thành viên tham gia góp vốn;

    - Thông tin dự kiến của HKD như: tên, vốn, ngành nghề, địa chỉ…

    Thành lập doanh nghiệp để làm đại lý phân phối độc quyền

    Chi tiết hồ sơ mở đại lý mô hình doanh nghiệp, công ty bao gồm:

    - Giấy đề nghị thành lập công ty;

    - Điều lệ công ty, doanh nghiệp;

    - Danh sách cổ đông hoặc thành viên (theo từng loại hình);

    - Giấy ủy quyền nếu đại diện nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật;

    - Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu thành viên/cổ đông, đại diện pháp luật và người đại diện nộp hồ sơ.

    Tùy vào ngành nghề mà khi làm thủ tục thành lập cần cung cấp thêm các giấy tờ, chứng nhận khác. Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thì phải được sự cho phép từ Bộ Công thương mới có thể ký hợp đồng đại lý phân phối độc quyền.

    Trường hợp đã thành lập sẵn hộ kinh doanh/ doanh nghiệp, thì công ty cần bổ sung hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh sản phẩm, hàng hóa độc quyền vào ngành nghề kinh doanh của công ty thì mới được hoạt động đại lý độc quyền.

     
    1136 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dtlanh99 vì bài viết hữu ích
    admin (31/03/2023) ThanhLongLS (04/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583063   27/04/2022

    Mở đại lý độc quyền với hãng nước ngoài

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, hiện nay Việt Nam đã thành lập một số câu lạc bộ, hiệp hội để giúp đỡ, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm cho các DN trong việc giao thương với DN nước ngoài. Mặc dù điều này được thực hiện muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng đã phần nào giúp nhà phân phối Việt tránh được những “ý đồ” của các “ông chủ” nước ngoài.

     
    Báo quản trị |