Minh oan với tội danh Cố ý gây thương tích?

Chủ đề   RSS   
  • #201838 18/07/2012

    baove.nguoidan

    Female
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 0 lần


    Minh oan với tội danh Cố ý gây thương tích?

    Do tranh chấp về đất đai nên hai anh em ruột đã xảy ra mâu thuẫn.

    Ngày 19/11/2011. người anh trai(anh A) cùng con trai mình mang theo búa xuống đập phá nhà người em gái( cô B) và định hành hung chồng cô B (anh C).Thấy anh C bỏ chạy vào trong nhà thì anh A cùng con trai vẫn tiếp tục chạy vòng qua vườn hướng ra cửa trước cùng những lời hăm dọa hòng xông vào nhà đánh anh C. Hoảng sợ, cô B chạy lên trần nhà tri hô làng nước tới cứu giúp.Khi thấy cô B  tri hô trên mái nhà, ông A vừa chạy vừa hung hãn lấy gạch ném về phía cô B. Một phần vì bức xúc, một phần vì hoảng sợ, cô B đã nhắt được một cục gạch - khoảng ¼ viên(gạch có sẵn trên mái nhà) và ném xuống.Lúc đó. Ông A bất ngờ ngã úp mặt xuống đấy và kêu lên.Cô B hoảng sợ chạy xuống nhà và lấy điện thoại gọi điện báo loạn khắp nơi, báo anh mình cướp đất,mình ném xuống, anh mình chết rồi......Khi diễn ra xô xát có ông D( là anh trai của cả cô B và anh A,là người đứng gần anh A nhất và cũng chính là người đưa anh A đi viện khi bị thương) là người chứng kiến toàn bộ diễn biến của vụ việc.

    Công an tới làm việc ngay sau đó, tạm giam và lấy lời khai của cô B.Trong quá trình lấy lời khai ban đầu cô B không nhớ mình đã khai báo những gì mà đã ký vào biên bản ghi lời khai.Tuy nhiên khi tinh thần trấn tĩnh lại, trong những lời khai sau, cô thừa nhận mình có ném nhưng không ném trúng anh A.

    Một thời gian sau.Ông A kiện cô B về việc cố ý gây thương tích cho mình với tỷ lệ thương tật là 15% và nhiều lần dùng lá đơn gây sức ép hòng để cô B chuyển nhượng đất cho mình song gia đình cô B  kiên quyết không nhượng.

    Ngày 14/3/2012.Cơ quan công an thông báo cho cô B biết về quyết định khởi tố cô về tội cố ý gây thương tích.

    Vì kém hiểu biết nên khi có quyết định khởi tố, ông D( là anh trai của cả cô B và anh A) mới đứng ra làm nhân chứng và cho biết: Trên thực tế không đúng như vậy. Từ đầu cho tới khi anh A bị ngã ra và kêu lên ông D không thấy một vất gì rơi vào người anh A nên việc kết luận cô B gây thương tích cho anh A là không đúng thực tế.

    Ngày 10/07/2012,viện kiểm soát thông báo phê chuẩn quyết định khởi tố cô B.

     

    Xin hỏi luật sư.Trong trường hợp này cô B có bị buộc tội không? Cô có thể làm gì để minh oan cho mình?

     

    baove.nguoidan

     
    18985 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #201914   19/07/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Trường hợp này cần có hồ sơ, hoặc ít ra cũng có bản kết luận điều tra mới thảo luận được bạn nhé.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (20/07/2012)
  • #201917   19/07/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn !

    Trường hợp này, nếu diễn biến sự việc xảy ra đúng như những gì mà bạn mô tả. Thì để minh oan cho mình, cô B cần làm đơn yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định cơ chế hình thành vết thương trên cơ thể ông A, để xác định vết thương để lại trên cơ thể ông A có phải là do viên gạch mà cô B ném xuống gây ra hay không. Hay là do ông A bị ngã mà gây nên thương tích.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (20/07/2012)
  • #202101   19/07/2012

    luatsuhien
    luatsuhien

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 204
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn! Việc yêu cầu giám định lại theo tôi chỉ đặt ra khi kết quả giám định có sự sai trái, trường hợp này phải cho thực nghiệm điều tra để làm rõ hành vi phạm tội, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến hậu quả thương tích là gì.

    Thân ái!

    Luật sự: Vũ Thị Hiên

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa- Cầu Giấy - Hà Nội

    Điện thoại 043. 2000. 236

    Di động: 0904 68 03 83

    Email:luatanhduong@gmail.com

    http://luatduongkhoiminh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuhien vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (20/07/2012)
  • #202273   20/07/2012

    baove.nguoidan
    baove.nguoidan

    Female
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các bạn cùng các luật sư.

    Vì là người dân nên mức độ hiểu biết của cô B cùng gia đình với pháp luật còn hạn chế.

    Xin luật sư tư vẫn giúp, ai hoặc cơ quan, tổ chức nào có thể giúp "thực nghiệm điều tra" trong trường hợp này ạ.

    baove.nguoidan

     
    Báo quản trị |  
  • #202310   20/07/2012

    luatsuhien
    luatsuhien

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 204
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


     

    Để biết rõ Cơ quan và quá trình thực nghiệm diễn ra như thế nào, bạn có thể tham khảo Điều 153 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003: Thực nghiệm điều tra

    1. Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.

    2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến.Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.

    Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.

    3. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này”.

    Như vậy, Cơ quan cảnh sát điều tra nơi xẩy ra việc phạm tội có thẩm quyền thực hiện thực nghiệm điều ra.

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa- Cầu Giấy - Hà Nội

    Điện thoại 043. 2000. 236

    Di động: 0904 68 03 83

    Email:luatanhduong@gmail.com

    http://luatduongkhoiminh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuhien vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (25/07/2012)
  • #202364   20/07/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào !

    Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn về trong trường hợp này.

    Bởi thứ nhất, vấn đề ở đây là yêu cầu giám định bổ sung chứ không phải là giám định lại. Theo như nội dung chủ topic đã nêu thì có thẻ phán đoán trong vụ án này, cơ quan điều tra chỉ mới trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tích để lại trên cơ thể của ông A là bao nhiêu %. Kết quả giám định này chỉ có ý nghĩa để xác định tỷ lệ thương tật làm căn cứ cho việc định khung hình phạt và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chứ chưa có giá trị để chứng minh hành vi thực hiện tội phạm. Nó chỉ có giá trị chứng minh hành vi thạc hiện tội phạm khi nó phù hợp với các chứng cứ khác và các chứng cứ khác đó đã đủ căn cứ để chứng minh thương tích trên cơ thể ông A là do viên gạch mà cô B ném xuống gây ra. Nhưng trong vụ án này rõ ràng còn có quá nhiều mâu thuẫn trong việc xác định nguyên nhân gây ra thương tích của ông A (vì cả cô B và những người làm chứng đều khẳng định viên gạch cô B ném xuống không trúng ông A). Do vậy chỉ với việc giám định tỷ lệ thương tật của ông A thì chưa đủ căn cứ để buộc tội cô B, nên cần phải giám định bổ sung vì rõ ràng kết luận giám định đã có là chưa rõ, chưa đầy đủ.

    Thứ hai, việc thực nghiệm điều tra trong trường hợp này là không đủ điều kiện đẻ tiến hành. Bởi thực nghiệm điều tra là hoạt động dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, diễn lại tình huống... của sự việc để xác định với hành vi tương tự thì có thể gây ra hậu quả như đã có trong thực tế hay không. Vậy trong trường hợp này, để thực nghiệm điều tra cần phải có một người cầm viên gạch đứng trên mái nhà ném xuống, phải có một người đứng ở dưới hứng chịu cú ném đó để sau đó căn cứ vào kết quả thực nghiệm để đưa ra kết luận cú ném của chị B có thể gây ra thương tích của ông A hay không. Việc thực nghiệm như vậy là không thể.

    Bên cạnh đó thì có thể khẳng định khoa học giám định kỹ thuật hình sự hiện nay thừa đủ trình độ để xác định một vết thương để lại trên cớ thể của con người là do vật gì gây ra. Trong trường hợp này là hoàn toàn có thể kết luận được vết thương của ông A có phải là do viên gạch chị B ném gây ra, hay là do vật tày cứng khác hoặc do ông A bị va đập do bị ngã thông qua việc giám định kỹ thuật hình sự.

    Trân trọng! 

     

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (23/07/2012) baove.nguoidan (25/07/2012)
  • #202787   23/07/2012

    luatsuhien
    luatsuhien

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 204
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn! Mình vẫn bảo lưu quan điểm của mình, bởi lẽ trường hợp này không chỉ đơn giản là tỷ lệ thương tật như thế nào mà là ai mới là người có hành vi phạm tội đối với người bị hại. Kết quả giám định là căn cứ để khởi tố vụ án, theo quy trình thì khi có đơn thư tố giác hoặc cơ quan có thẩm quyền biết được hành vi vi phạm thì sẽ cho họ tới bênh viện khám chứng thương, trên cơ sở đó Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ có quyết định trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật. Kết quả giám định là căn cứ khởi tố vụ án, như vậy ở đây được hiểu là đã giám định, nếu không đồng ý thì phải yêu cầu giám định lại, mặt khác nếu muốn minh oan thì tôi nghĩ có nhiều cách về chứng minh.... và thực nghiệm điều tra là 1 trong các cách chứng minh hiệu quả.

    Rất cảm ơn vì câu trả lời của bạn!

    Thân ái

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa- Cầu Giấy - Hà Nội

    Điện thoại 043. 2000. 236

    Di động: 0904 68 03 83

    Email:luatanhduong@gmail.com

    http://luatduongkhoiminh.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuhien vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (25/07/2012)
  • #202835   23/07/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Đồng ý với anh BachthanhDC là nên yêu cầu giám định bổ sung. Bởi lẽ, ở đây mới chỉ giám định tỉ lệ thương tật chứ chưa có giám định về cơ chế hình thành vết thương cũng như công cụ gây thương tích.

    Việc ls Hiên cho rằng đã giám định rồi, nếu không đồng ý thì yêu cầu giám định lại chứ không phải giảm định bổ sung. tôi không đồng ý. Bởi lẽ, ở đây người ta không thắc mắc là tỉ lệ thương tật là bao nhiêu, tức đồng ý với kết luận giám định thương tật. Tuy nhiên, trong lần giám định này là thiếu những kết luận có thể làm thay đổi toàn bộ vụ án: đó là cơ chế hình thành vết thương, vật gây thương tích. Như vậy, cần yêu cầu giám định bổ sung các vấn đề trên chứ không phải là giám định lại.

    Việc thực nghiệm điều tra ở đây theo tôi là không cần thiết và cũng như anh thành nói là không thể tiến hành được. Bởi lẽ, chỉ cần xác định được cơ chế hình thành nên vết thương,cũng như vật gây thương tích là có thể xác định được có đúng là A gây thương tích cho B hay không. vấn đề này thì giám định có thể kết luận được vật gì gây thương tích, tác động như thế nào. Còn về thực nghiệm điều tra thì không biết có ai dám đứng ra và có ai cho phép một người cầm viên gạch ném vào đầu người kia không nhỉ? 

    Trên đây là ý kiến của tôi về vấn đề này. Rất mong sự trao đổi của mọi người.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (25/07/2012)
  • #203340   25/07/2012

    baove.nguoidan
    baove.nguoidan

    Female
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các luật sư đã tư vấn. Sau một thời gian tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan tới vụ việc tôi xin bổ xung các chi tiết cụ thể hơn như sau:

    Trong phần kết luận của Bản kết luận giám định pháp y về thương tích có ghi: "Đa chấn thương vùng mặt và ngực do vật tầy rắn gây nên làm vỡ xương trần hốc mắt trái.Hiện tại còn đau vết thương ở mặt và vết thương đã khâu chưa cắt chỉ.

    Sức khỏe bị giảm do thương tích gây nên hiện tại là 15%.

    Việc anh A đập phá nhà cô và ném gạch về phía gia đình cô không có người nào khác nhìn thấy. Chỉ khi quá hoảng sợ, cô A vừa tri hô vừa chạy lên mái nhà thì anh D mới chạy vào nhà.Và khi anh A chạy vòng qua lối ven ao tới cửa trước lấn án tiếp thì anh D chính là người chạy ngược ra cửa trước, kéo cửa trước lại không cho anh A xông vào nhà lấn át. Như vậy khi anh A chạy từ sau vườn ra cửa trước chỉ có chị B( trên mái nhà) và anh D( bên ngoài cửa) nhìn thấy rõ ràng sự việc khi anh A bị thương.

    Việc anh A ném lên mái nhà phía chị B thì không có ai nhìn thấy chỉ nghe thấy tiếng hô của chị B và tiếng gạch rơi.

    Trong tờ đơn kiện của anh A. anh A đã viết hoàn toàn trái lại sự việc. Anh viết rằng: Sau khi cãi nhau phía sau vườn, anh bỏ về nhưng chị A lên trên mái nhà và cố ý ném anh trọng thương.

    Như vậy cô A nên làm gì tiếp theo ạ. Xin các luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn quí luật sư.

    baove.nguoidan

     
    Báo quản trị |  
  • #203351   25/07/2012

    luatsuhien
    luatsuhien

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 204
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn! Thật lòng mà nói, mình không có nhiều thời gian để bình luận một vấn đề quá đơn giản. Nếu bạn cho rằng thực nghiệm điều tra là việc cầm gạch đập vào đầu 1 người thì đúng thật là bạn không hiểu bản chất rồi gì rồi, nếu thế những vụ giết người... hiếp..vv thì không ai dám làm đúng không bạn? Bản chất của việc thực nghiệm là dựng lại hiện trường vụ án, xem hành vi và hậu quả nó như thế nào, tuy nhiên bạn lại hiểu theo cách này  thì mình không còn gì bình luận ở đây. Nếu mình không hiểu đúng bản chất thì chỉ nên đưa ra câu hỏi, không nên bình luận và đưa ra quan điểm vì người học luật không được phép hiểu như thế. Hy vọng, nên stop vấn đề trao đổi tại đây, vì không đi tới đâu cả, mình nghĩ đây là vấn đề lý thuyết suông.

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa- Cầu Giấy - Hà Nội

    Điện thoại 043. 2000. 236

    Di động: 0904 68 03 83

    Email:luatanhduong@gmail.com

    http://luatduongkhoiminh.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuhien vì bài viết hữu ích
    hoanglaota1 (25/07/2012) baove.nguoidan (26/07/2012)
  • #203384   25/07/2012

    hoanglaota1
    hoanglaota1

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 2 lần


    Thưa bạn anhbv352

    Mình xin lấy ví dụ về vụ thực nghiệm điều tra của vụ Kim Anh, khi theo dõi clip sau đây bạn sẽ hiểu rõ hơn thực nghiệm điều tra là như thế nào (http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2009/03/3ba0cc30/), không phải cứ có người đứng ra chịu ăn một viên gạch là thực nghiệm đâu thưa bạn, việc thực nghiệm điều tra sẽ có hiệu quả hơn là việc giám định lại cách hình thành của vết thương, việc xác định lại cách hình thành vết thương hình như là việc làm hơi thừa do trên giấy giám định tỷ lệ thương tật đã ghi rất rõ về vấn đề này. Tôi cũng đồng ý với quan điểm của luật sư Hiên là việc giám định lại chỉ phát sinh khi có dấu hiệu sai trái

    Trân Trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #203427   25/07/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Chào bạn, Rất vui vì sự trao đổi lại. Mình xin có ý kiến như sau

    Thứ nhất, ở đây khi chủ topic đưa ra là "Từ đầu cho tới khi anh A bị ngã ra và kêu lên ông D không thấy một vất gì rơi vào người anh A nên việc kết luận cô B gây thương tích cho anh A là không đúng thực tế." Điều đó có nghĩa là chủ topic nhận thấy việc bà B gây thương tích cho A là không thể vì không có vật gì rơi vào người A nên kết luận thương tích là không đúng thực tế.

    Lúc chủ topic đưa chủ đề không nêu rõ trong kết luận giám định đã có phần kết luận vật gây thương tích, cơ chế hình thành vết thương hay chưa? Do đó, tôi nói cần giám định bổ sung để xác định vật gì gây thương tích và cơ chế hình thành vết thương như thế nào.

    Bạn lưu ý rằng đây là "giám định bổ sung" không phải là "giám định lại"

     

    1. Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ. Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải tuân theo các quy định đối với giám định lần đầu.

    2. Giám định lại được thực hiện trong trường hợp người trưng cầu, yêu cầu giám định không đồng ý với kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do tổ chức giám định, giám định viên đã giám định trước đó hoặc do tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện theo yêu cầu của người trưng cầu, yêu cầu giám định.

     

    Tôi nghĩ các bạn học luật thì sẽ phân biệt được hai khái niệm này nên tôi không giải thích thêm.

    Thứ hai, Mình nói rằng vụ việc này không cần thiết phải thực nghiệm điều và việc thực nghiệm điều tra không thể tiến hành được.Tôi cũng hiểu thực nghiệm điều tra là không phải 1 người đâm 1 người, 1 người hiếp dâm 1 người...

    Ý nghĩa của việc thực nghiệm điều tra là nhằm xác định khả năng diễn ra của một sự việc, hiện tượng.

    Đây là việc mà trong đó cơ quan điều tra tổ chức thí nghiệm một sự việc, hiện tượng nào đó đã xảy ra chưa rõ nguyên nhân theo các giả thuyết điều tra đã đặt ra nhằm xác định nguyên nhân và diễn biến của sự việc, hiện tượng ấy.


     
                     Với một bản kết luận thương tích do vật nào gây nên (vật tày, vật nhọn, sắc..) hướng tác động như thế nào... thì đã đủ để kết luận việc ông kia tự ngã đập đầu xuống hay bị viên gạch ném trung rồi. Do đó, tôi nói là việc thực nghiệm điều tra không cần thiết.
                      Việc thực nghiệm điều tra này phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người tham gia. Với vụ án này, Nếu làm thực nghiệm điều tra để xác định xem việc ném viên gạch có khả năng trúng vào bị hại hay không thì đương nhiên phải tái diễn lại cảnh ném gạch để xem lực tác động, hướng bay của viên gạch... Vậy theo bạn, để làm được điều này, người ta dùng gì để thay thế viên gạch??? ---> Chính vì vậy tôi nói việc thực nghiệm điều tra không thể tiến hành được.
                    Với vụ án mà bạn nêu ra, thực nghiệm điều tra vì cơ quan điều tra còn nghi ngờ rằng "liệu 1 cô gái yếu ớt có thể dễ dàng đâm, giết một người đàn ông to cao, lực lưỡng, từng là công an hay không. Liệu có đồng phạm hay không. Họ nghi ngờ lời khai của bị cáo nên phải thực nghiệm điều tra để làm rõ các vấn đề trên". 
     
    Trên đây là ý kiến trao đổi của tôi. Rất mong sự trao đổi tiếp của các bạn.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (26/07/2012)
  • #203431   25/07/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Vụ này tranh luận gay đây. Tôi đâu nghĩ thực nghiệm điều tra là lấy người thật-vật thật ra làm thí nghiệm? Giờ mới biết! Ví dụ trước đây thực nghiệm vụ tài xế xe tải gây tai nạn, lùi xe để cán chết người (khỏi phải nuôi suốt đời ?). Nếu vụ này lấy người thật - xe thật ra thì ....

    Tôi thấy những gì chủ topic trình bày mang tính chủ quan, chưa rõ được những vấn đề mấu chốt, rất khó để bàn luận.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (26/07/2012)
  • #203440   25/07/2012

    hoanglaota1
    hoanglaota1

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 2 lần


    Đúng như bạn nguyenkhanhchinh nói, không thể dựa vào lời nói chủ quan và một phía để đưa ra phán đoán một vấn đề. Thực nghiệm điều tra ngoài việc xác định đồng phạm của vụ án còn là cách kiểm tra tính xác thực của lời khai mà nhân chứng và bị cáo đã cung cấp. Xét về mặt khoa học kỹ thuật hình sự thì cả giám định và thực nghiệm đều là có giá trị pháp lý tương đối của nó. Nếu chỉ là giám định bổ sung thì người bị hại liệu có thể chủ động minh oan cho mình hay phải chờ đợi sự giúp đỡ của cơ quan giám định, trong khi đó nếu thực nghiệm điều tra thì họ chỉ phải diễn lại đúng sự việc đã xảy ra là có khả năng tự minh oan cho bản thân rồi. Bạn nói là người tham gia không đủ sức khỏe, vậy người bị kề dao vào cổ trong đoạn clip Kim Anh mình cung cấp thì người đàn ông trong clip là người có vóc dáng giống như người bị sát hại, việc họ thực nghiệm điều tra trên tinh thần nhìn nhận một cách sát nhất bản chất sự việc, bạn không phải là cơ quan điều tra nên đừng vội khẳng định họ có suy nghĩ Kim Anh là cô gái yếu ớt, thực nghiệm ở đây không phải là làm lại như thật mà chỉ là diễn để điều tra viên thấy được mấu chốt của vụ án và từ đó có hướng điều tra đúng đắn. Còn giám định thì bổ sung chỉ có thể cho ta biết nạn nhân bị thương như thế nào? ra sao? nguyên nhân? chứ không thể chỉ đích danh ai là người gây ra vết thương đó, việc giám định chỉ cho ta biết được một số đặc điểm của người gây ra vết thương vd: thuận tay trái, lực của cổ tay mạnh hay nhẹ, tư thế hoặc cách thực hiện hành vi gây án .v.v..... Còn thực nghiệm điều tra sẽ cho ta thấy lại được một phần của sự thật và cùng với kết quả giám định mà ta đưa ra kết luận gần đúng nhất với thực tế sự việc đã xảy ra.

    Trân Trọng

    Cập nhật bởi hoanglaota1 ngày 25/07/2012 05:42:31 CH Cập nhật bởi hoanglaota1 ngày 25/07/2012 05:41:39 CH Chưa ứng ý với phần trả lời
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoanglaota1 vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (26/07/2012)
  • #203558   26/07/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Chào bạn baove.nguoidan!

    Dựa vào căn cứ bản kết luận giám định cũng như những chứng cứ thu được tại hiện trường (viên gạch mà A bị ném vào chẳng hạn) thì cơ quan điều tra sẽ căn cứ và kết luận có đúng là cô B gây thương tích cho A hay không.

    Khi cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, tức là họ đã có căn cứ, cơ sở để ra quyết định khởi tố vụ án rồi.

    Để chứng minh lời khai của A là không đúng, cô B có thể yêu cầu đối chất, căn cứ vào lời khai của người làm chứng là D để bác lại toàn bộ lời khai của A.

    Vì vụ việc trên của bạn không đủ hồ sơ để nghiên cứu. tôi thiết nghĩa gia đình cô B nên thuê luật sư để họ có thể trực tiếp nghiên cứu hồ sơ nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của cô B trong trường hợp này.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (26/07/2012)
  • #203584   26/07/2012

    baove.nguoidan
    baove.nguoidan

    Female
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn quí luật.

    Tôi là người dân thường nên việc tiếp cận hồ sơ của vụ án là điều không thể.

    Về vật chứng: Viên gạch cô B giao nộp không phải viên gạch cô ném xuống. Vì tinh thần hoang mang nên khi công an yêu cầu giao nộp viên gạch đã ném, cô nói để cô đi tìm nhưng một người trong số đó bảo lấy đại viên nào cũng được. vì thế cô nhặt luôn một viên gạch mới trong đống gạch đang xây để nộp.(có nhiều người dân có thể làm chứng cho điều này vì khi công an tới, dân chúng chạy ra xem khá đông). Hung khí của anh A là cây búa cũng được giao nộp.

    Về nhân chứng: Khi xảy ra sự việc chỉ có anh D chứng kiến khi anh A ngã. Trong lời khai ban đầu của con cô A có nhắc tới anh D nhưng vì không hiểu biết và công an không gọi nên khi có quyết định khởi tố của công an thì anh D mới ra làm chứng trước pháp luật.

    Tính tới thời điểm này thì chưa thấy thông báo gì về việc đưa ra tòa xét xử.Chỉ có thông báo của Công an huyện và viện kiểm soát huyện.

    Thật tình tôi hiểu biết về pháp luật không cặn kẽ. Nên kính mong quí luật chỉ bảo. Cô B có nên viết đơn khiếu nại để các cơ quan xem xét  hay chờ tới khi ra tòa ạ

    baove.nguoidan

     
    Báo quản trị |  
  • #203777   27/07/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Nếu xét thấy việc khởi tố của cơ quan điều tra có vấn đề thì gia đình cô A có quyền khiếu nại gửi tới thủ trưởng cơ quan điều tra và viện kiểm sát cùng cấp, nêu những thắc mắc của mình. Nếu họ không giải đáp hoặc đã trả lời mà cô A vẫn không đồng ý với cách giải quyết trên thì có thể gửi đơn tới cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp.

    Tốt nhất là nên làm đơn từ thời điểm này, không nên để tới ra tòa.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (27/07/2012)
  • #203847   27/07/2012

    luatsuhien
    luatsuhien

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 204
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn! Bạn vẫn không hiểu thế nào là thực nghiệm điều tra hả? Tất cả chỉ là diễn thôi. Mình không trao đổi gì ở đây nữa, hy vọng bạn hiểu. Mình không bình luận vấn đề này, tự suy ngẫm. Hy vọng bạn nên trao đổi với người khác.

    Luật sư: Vũ Thị Hiên

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa- Cầu Giấy - Hà Nội

    Điện thoại 043. 2000. 236

    Di động: 0904 68 03 83

    Email:luatanhduong@gmail.com

    http://luatduongkhoiminh.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuhien vì bài viết hữu ích
    hoanglaota1 (30/07/2012) baove.nguoidan (27/07/2012)
  • #203872   27/07/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Chào luatsuhien!

    Mình nghĩ mình cũng ko đến nỗi ko hiểu về thực nghiệm điều tra. Nhưng thực sự, trong trường hợp này, để yêu cầu thực nghiệm điều tra là bất khả thi. Và vì sao là bất khả thi thì tôi nghĩ ai làm trong ngành công an, kiểm sát, tòa chắc rõ hơn cả.

    Chúng ta trao đổi dựa trên thực tiễn, không phải lý thuyết. Phải không nào.

    Cùng thiện chí chia sẻ thì sẽ cùng trao đổi. Nếu không thiện chí thì cũng không sao cả.

    Tôi cũng từng tư vấn 1 trường hợp tương tự như thế này.

    Cá nhân tôi thì nghĩ, với anh em trong gia đình, giải quyết nội bộ được là tốt, còn nếu để lôi nhau ra tòa thì quả thực cũng không nên.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    baove.nguoidan (27/07/2012)
  • #203884   27/07/2012

    baove.nguoidan
    baove.nguoidan

    Female
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các quí luật đã tư vấn ạ.

    Mục đích của anh A là dùng lá đơn hòng ép anh C chuyển nhượng đất cho nên nhiều lần gia đình đứng ra hòa giải nhưng không làm anh A thay đổi ý định. Anh A từng đưa ra yêu cầu đòi bồi thường 300 triệu nhưng gia đình cô B không thể có tiềm lực kinh tế như vậy để tri trả cho yêu cầu vô lý của anh A được. Tôi thiết nghĩ, Vì đồng tiền mà con người ta dần quên đi giá trị đích thực của cuộc sống này. Tôi cũng rất buồn khi chứng kiến anh em cùng cha sinh mẹ đẻ mà phải đưa nhau ra trước vòng lao lý như vậy.

    Một lần nữa tôi chân thành cảm ơn các quí luật.

    baove.nguoidan

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!