Miệt thị ngoại hình và quy định của Pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #528075 11/09/2019

    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Miệt thị ngoại hình và quy định của Pháp luật

    Miệt thị ngoại hình hay Body shaming là cụm từ được dùng ngày càng phổ biến ngày nay, đặc biệt khi mạng xã hội phát triển khiến cho "kênh...miệt thị' của con người ta không còn chỉ là khi đối mặt người với người.  Người ta đang tạo nên cái lối suy nghĩ "Mạng xã hội thôi mà, nghiêm túc quá mà làm gì", hay "Chẳng ai biết mình là ai mà sợ". Và cứ như thế nhiều người “vô tư” đem khiếm khuyết trên cơ thể người khác ra chê bai, làm trò cười từ trên mạng đến ngoài đời, mà không quan tâm nạn nhân sẽ chịu đả kích như thế nào.

    Kết quả hình ảnh cho body shaming và tu do ngon luan

    Dạng body-shaming thường thấy nhất là fat-shaming (tạm gọi là chỉ trích người mập) hay xảy ra đối với những bạn bị thừa cân.

    Tuy nhiên miệt thị ngoại hình ngày nay cũng không như trước đây, chỉ nhắm vào những người mập béo quá cỡ hay có đặc điểm gì xấu xí gây chú ý mà bất cứ thể trạng nào cũng có thể trở thành nạn nhân, chỉ cần không vừa mắt của những người ưa ...khẩu nghiệp

    Kết quả hình ảnh cho body shaming và tu do ngon luan

    Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền . Tuy nhiên việc chê bai ai đó lại đang “đi xa” với 'Tự do ngôn luận'

    Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

    Mặc dù chưa có một quy định cụ thể nào về miệt thị ngoại hình, về hành vi nào hay hình thức nào nhưng ta có thể hiểu đây là hành vi xúc phạm  danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

    Như vậy ta có thể xem xét về quy định pháp luật như sau:

    Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

    1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

    Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

    4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

    5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

    Nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng quy định:

    ‘Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

    Nếu tính chất, mức độ của một trong các hành vi đủ để người đó phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

     
    17393 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nhunghi1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận