Miễn trách nhiệm hình sự áp dụng trong giai đoạn nào của vụ án?

Chủ đề   RSS   
  • #442566 24/11/2016

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Miễn trách nhiệm hình sự áp dụng trong giai đoạn nào của vụ án?

    Em có đọc về chế định miễn trách nhiệm hình sự nhưng có một vài thắc mắc, mong nhận được chia sẻ từ mọi người ạ!

    Điều 29 BLHS 2015 quy định:

    1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

    a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    b) Khi có quyết định đại xá.

    2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

    b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

    ….

    Vậy cụm từ “khi tiến hành điều tra” được hiểu là điều tra trong giai đoạn nào: Điều tra trước khởi tố hay là điều tra sau khởi tố.

    - TH1: Áp dụng đối với Điều tra trong giai đoạn sau khởi tố

    Tức chỉ áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự sau khi đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can bởi. Vì vậy cho dù trước khởi tố mà có 1 trong những căn cứ quy định tại điều 29 BLHS thì vẫn phải quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can sau đó mới xem xét để miễn trách nhiệm hình sự.

    - TH2: Áp dụng đối với Điều tra trong giai đoạn tiền khởi tố

    Khi điều tra trong giai đoạn này, nếu có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự thì sẽ không cần khởi tố vụ án và khởi tố bị can người phạm tội nữa mà ra quyết định không khởi tố vụ án. Vì việc xử lý đối với vụ việc đã được thụ lý phải bằng 1 quyết định.

    Tuy nhiên dù là theo TH1 hay TH2 vẫn có những điểm vướng mắc đó là:

    - Nếu hiểu theo Trường hợp 1 thì tại sao trước khởi tố đã có thể miễn trách nhiệm mà không làm, phải kéo dài đến các giai đoạn tố tụng tiếp theo khiến không chỉ tốn kém ngân sách mà còn người phạm tội còn mệt mỏi.

    - Nếu hiểu theo trường hợp 2 thì tại Điều 157 BLTTHS quy định về các trường hợp không khởi tố vụ án hình sự chỉ có trường hợp tội phạm được đại xá là thuộc 1 trong những căn cứ được miễn trách nhiệm hình sự. Vậy nếu được miễn theo các căn cứ khác thì phải dựa vào đâu để ra quyết định không khởi tố vụ án?

     

     
    16233 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442771   27/11/2016

    Cl.duytom
    Cl.duytom

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2016
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn.

    Dựa trên thông tin mà bạn đưa ra, tôi xin có một vài góp ý, trao đổi như sau:

    Bạn đang thắc mắc về cách hiểu của cụm từ “khi tiến hành điều tra” quy định tại Điều 29 Bộ Luật hình sự 2015. Bạn cũng đã đề ra 2 cách hiểu của cụm từ này là điều tra trước khi khởi tố và điều tra sau khi khởi tố và chỉ ra một số điểm bất hợp lý

    Theo quan điểm của cá nhân tôi, phải hiểu cụm từ “khi tiến hành điều tra” này là giai đoạn điều tra sau khi tiến hành khởi tố. Nói đến điều tra trong BLTTHS tức là nói điều giai đoạn điều tra hình sự, giai đoạn này chỉ có sau khi đã khởi tố vụ án. Không có khái niệm điều tra trước khởi tố, cái đó gọi là xác minh tin báo, tố giác tội phạm, không phải điều tra.

    Các giai đoạn tố tụng theo bộ luật tố tụng hình sự như sau:

    1. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

    2. Giai đoạn điều tra

    3. Giai đoạn truy tố

    4. Giai đoạn xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm)

    Phải sau khi bị khởi tố, một người (hoặc nhiều người) mới trở thành bị can của một vụ án hình sự. Bị can này chưa phải là tội phạm mà chỉ là bị tình nghi phạm tội đó và có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xét xử người đó có tội.

    Sau giai đoạn khởi tố là giai đoạn điều tra, ở giai đoạn này nếu có sự thay đổi của chính sách, luật pháp làm cho tội phạm mà bị cáo đang bị tình nghi phạm phải không còn coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội nữa thì sẽ là hành vi không cấu thành tội phạm và coi như là căn cứ để không khởi tố theo Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

    “Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

    Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

    1. Không có sự việc phạm tội;

    2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

    […]”

    Bạn có thắc mắc rằng tại sao kéo dài đến các giai đoạn tố tụng tiếp theo thì cá nhân tôi không cho là như vậy, một khi hành vi không cấu thành tội phạm thì nếu đã khởi tố rồi có thể hủy quyết định khởi tố theo Điều 158 BLTTHS 2015:

    “Điều 158. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

    1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    [...]”

    Hoặc nếu đang ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát có thể ra quyết định đình chỉ vụ án quy định tại Điều 248 BLTTHS 2015

     

    “Điều 248. Đình chỉ vụ án

    1. Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.

    […]”

    Nếu trong trường hợp các chính sách, pháp luật thay đổi trước thời điểm ra quyết định khởi tố thì chúng sẽ trở thành căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, và sẽ áp dụng các căn cứ đó để không khởi tố, chứ không đợi sau khi khởi tố mới áp dụng miễn trách nhiệm hình sự

    Còn về lệnh đại xá theo Khoản 2 Điều 29 bên trên về miễn trách nhiệm hình sự, hiện chưa có văn bản pháp luật chính xác nào quy định cụ thể về đại xá,

    Về khái niệm: đại xá là Sự khoan hồng của Nhà nước do Quốc hội quyết định nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước (chỉ xảy ra 2 lần vào năm 1946 và năm 1976).

    Về bản chất: đại xá là tha, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc một loạt người phạm pháp nhất định đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án.

    Qua đây có thể hiểu ý đồ của nhà làm luật khi nói đến “khi tiến hành điều tra” trong Điều 29 BLTTHS 2015 về miễn trách nhiệm hình sự chính là giai đoạn sau khi đã khởi tố.

    Trên đây là toàn bộ góp ý của công ty chúng tôi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới chữ kỹ. Trân trọng

    Bùi Đức Duy | CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #513885   18/02/2019

    ngochoang142
    ngochoang142

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    quan điểm của mình là phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì mới miễn TNHS. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chỉ đc ra qđ đình chỉ điều tra ... để miễn TNHS trong trg hợp điểm a, khoản 1; điểm a, b khoản 2 của Điều 29 thôi. Những điểm còn lại của Điều 29 BLHS thuộc về Tòa án nhân dân.

     

     
    Báo quản trị |