Mèo mả gà đồng là gì? Ngoại tình có phải là mèo mả gà đồng không?

Chủ đề   RSS   
  • #609996 28/03/2024

    longtrieu123123

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:28/03/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mèo mả gà đồng là gì? Ngoại tình có phải là mèo mả gà đồng không?

    Cho tôi hỏi dân gian thường có câu mèo mả gà đồng, vậy mèo mả gà đồng nghĩa là gì? Có phải ngoại tình là mèo mả gà đồng đúng không? Câu hỏi của chị Linh (Đồng Nai)

    1.Mèo mả gà đồng là gì?

    Về nghĩa đen:

    Mèo mả là loài hoang trái ngược mèo nhà, thường sống ở các bãi tha ma, nghĩa địa không có chủ, không có nhà cửa thường đi lang thang để kiếm ăn.

    Gà đồng là loài gà hoang thường sống ở cánh đồng hay đồi núi, lang thang không có chỗ ở nhất định.

    Về nghĩa bóng:

    Mèo mả gà đồng là thành ngữ mang ý nghĩa chỉ những người không có nhà cửa nơi ở cố định, nay đây mai đó, sống buông thả, không có gia đình, không có đạo đức. Thường dùng để ám chỉ những người có thói trăng hoa bay bướm, có các mối quan hệ nam nữ bất chính, lăng nhăng, lẳng lơ, bỏ mặc vợ (chồng ), con cái đi theo người tình.

    Đây là cách hiểu xuất phát từ hành động của mèo mả và gà đồng chính là mèo hoang và gà hoang. Nghĩa là dùng chuyện mèo – gà để ám chỉ chuyện yêu đương không nằm trong lễ giáo gia đình, trăng hoa.

    2.Ngoại tình có phải là mèo mả gà đồng không?

    Hiện nay, khi nhắc đến câu “Mèo mả gà đồng” người ta thường nghĩ đó là hành vi ngoại tình. “Mèo mả gà đồng” là câu thành ngữ được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay nói về hành động trái với luân thường đạo lý, tùy tiện ngả ngớn trong những mối quan hệ vụng trộm của con người, đồng thời phê phán hành vi phản bội lòng chung thủy trong tình yêu.

    Theo đó, ngoại tình là hành vi có mối quan hệ tình cảm, thân mật với người khác ngoài mối quan hệ chính thức của mình, điển hình là mối quan hệ vợ chồng. Một số đặc điểm điển hình cho hành vi ngoại tình:

    - Có mối quan hệ tình cảm với người khác ngoài vợ/chồng của mình, phản bội lòng tin và cam kết trong hôn nhân;

    - Đối tượng của ngoại tình có thể là bạn bè, đồng nghiệp, người quen hoặc người lạ;

    - Ngoại tình bao gồm những hành vi như hẹn hò, tán tỉnh, quan hệ thân mật với người khác;

    ...

    Như vậy, ngoại tình là một ví dụ điển hình cho câu thành ngữ “Mèo mả gà đồng” nói đến sự lăng nhăng về mặt tình cảm, tình yêu, là hành vi không chung thủy với vợ/chồng hoặc người bạn đời. Đồng thời, ngoại tình là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn và tan vỡ hạnh phúc gia đình. Vì vậy, mọi hành vi ngoại tình đều bị lên án về mặt đạo đức và pháp luật.

    3.Vợ hoặc chồng ngoại tình sẽ bị xử phạt ra sao?

    Ngoại tình là hành vi vi phạm về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, hành vi trái đạo đức xã hội và thuần phong mĩ tục dân tộc Việt Nam, xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ.

    Theo đó, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà vợ hoặc chồng ngoại tình có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

    Xử phạt hành chính

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

    - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    - Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

    Theo đó, ngoại tình là hành vi vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc hành vi chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ,

    Như vậy, nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng cụ thể:

    - Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

    + Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

    Như vậy, người có hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt đến 03 năm tù.

     
    302 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận