"Mẹ ơi đừng giết con": Đúng - Sai như thế nào dưới góc nhìn pháp lý?

Chủ đề   RSS   
  • #509902 12/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    "Mẹ ơi đừng giết con": Đúng - Sai như thế nào dưới góc nhìn pháp lý?

    Ngày hôm qua mình có viết một bài về chiến dịch “Mẹ ơi đừng giết con”, vì hơi nóng vội và đan xen nhiều cảm xúc cá nhân, cũng như chưa tìm hiểu kỹ về tổ chức, cũng như chưa tìm hiểu kỹ về 2 bạn sáng lập và kêu gọi chiến dịch này nên mình viết chưa được nhiều. Nay mình ngồi viết lại mấy dòng, phân tích những điểm “chưa ổn”, có phần lấp liếm và ẩn sau đó là những mục đích, động cơ không được rõ ràng của chiến dịch này để mọi người nhận định. Xin nhắc lại là bài viết này nhận định hoàn toàn dưới góc nhìn pháp lý và những lý luận thực tiễn hiện hành.

    Đầu tiên, về lời khẳng định  “Hiện nay trên thế giới có 8 quốc gia đã công nhận phá thai là giết người, họ đều văn minh và tiến bộ!”. Tạm bỏ qua tính chính xác của số liệu này, điều mình muốn nói ở đây là dẫn luận cứ của nhóm đưa ra có đủ sức thuyết phục hay không?

    Giả sử có 8 quốc gia cấm phá thai thật, thì điều đó cũng không phải là nguyên nhân để khiến cho họ văn minh tiến bộ. Vậy chúng muốn văn minh, tiến bộ thì có cần cấm phá thai hay không? Mỗi quan hệ biện chứng giữa hai hiện tượng này là không rõ ràng, hay nói đúng là chẳng có mối quan hệ biện chứng nào ở đây cả.

    Xong, đi sâu vào tính chính xác của luận cứ mà 02 bạn nam đã đưa ra, về những quốc gia “cấm phá thai trên thế giới”, thông qua internet và nhiều nguồn dữ liệu trên mạng mình có tìm hiểu được một số quy định về cấm nạo phá thai của một số quốc gia khác, và không hề ngạc nhiên tí nào, những quy định của họ chỉ giới hạn một số trường hợp nhất định chứ không hề có chuyện “cấm phá thai” như các bạn đã tuyên truyền. Ví dụ như Ba Lan, một quốc gia có biểu đồ dân số già top đầu đâu Âu, họ cấm phá thai chui chứ không hề có chuyện cấm nạo phá thai. Mexico với quy định cấm nạo phá thai đối với bào thai trên 12 tuần tuổi, dưới 12 tuần tuổi không bị cấm. Duy chỉ có Van – ti – can là “quốc gia” duy nhất cấm tuyệt đối chuyện phá thai, điều này dễ hiểu thôi vì Van – ti – căn là cái nôi của Thiên Chúa giáo (tôn giáo nó không với chuyện phá thai) mà… vậy đó, những ví dụ kể trên, có đất nước  nào cùng hệ quy chiếu, cùng điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội với nước ta hay không? Vậy những dẫn chứng trên có tính thuyết phục hay không mình nghĩ là mọi người sẽ hiểu.

    Rồi, mình sẽ quay lại câu chuyện về việc xây dựng một Luật, ở đây theo lời các bạn ấy là “Luật cấm nạo phá thai”.

    Đầu tiên, trong lịch sử lập pháp nước nhà, chưa và không hề có một Luật, Bộ Luật nào được xây dựng nên chỉ để cấm một việc gì đó, cấm một hành động nào đó. Luật là quy định chung, nhằm điều chỉnh một mối quan hệ và những vấn đề phát sinh trong xã hội. Giả sử, có một luật nào đó liên quan đến việc nạo phá thai thì nó sẽ được xây dựng mang tính phổ quát rất rộng, ví dụ như những điều cấm trong nạo phá thai, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc nạo phá thai, cơ quan tổ chức nào được phá thai… chứ không đơn giản là một cuốn luật như các bạn ấy “mong muốn”.

    Thứ hai, Việt Nam đã có các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động nạo phá thai hay chưa?

    Câu trả lời là Rồi.

    1. Quyết định 4128/QĐ-BYT do bộ Y tế ban hành ngày 19/7/2016 đã phê duyệt tài liệu “HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN”. Cụ thể tại Phần 8 của Tài liệu này đã quy định, hướng dẫn rất rõ về độ tuổi phá thai, phương pháp phá thai… và nhiều hướng dẫn khác, có thể nói là rất đầy đủ và chi tiết (các bạn có thể xem đầy đủ quyết định này để được rõ).

    2. Khoản 3 Điều 10 Nghị định 103/2003/NĐ-CP có quy định việc cấm nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi.

    Trên là 02 dẫn chứng rõ ràng cho thấy các quy định pháp luật nước ta đã và đang điều chỉnh về việc nạo phá thai rồi chứ không phải là “CHƯA” hay “KHÔNG” như các bạn ấy đã tuyên truyền.

    Chúng ta cùng quay lại về cái tên của chiến dịch “MẸ ƠI ĐỪNG GIẾT CON” của các bạn.

    Tội giết người theo quy định của Bộ luật hình sự là hành vi tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật dân sự hình thành, cuộc sống của con người được tính từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, bào thai không phải là con người, cho nên so sánh việc phá thai và “giết người” là một phép so sánh không cùng hệ quy chiếu, không có sự tương đồng về cơ sở luận.

    Kêu gọi “Cấm phá thai” và cổ vũ tuyên truyền cho hành vi trái pháp luật.

    Khoản 1 Điều 44 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 có quy định, theo đó việc nạo phá thai là quyền của phụ nữ. Quyền này đã được luật quy định từ rất lâu, cấm phụ nữ nạo phá thai (đúng luật) là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

    Tiếp theo, mình xin đề cập đến quy trình để có một Luật, Bộ luật ở Việt Nam. Ở nội dung bài viết trước mình có nhắc đến nhưng chỉ nói sơ qua chưa rõ ràng và đầy đủ. Khoản 1 Điều 32 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định, theo đó những Cá nhân, Tổ chức có thẩm quyền đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh bao gồm:

    - Chủ tịch nước, 

    - Ủy ban thường vụ Quốc hội,

    - Hội đồng dân tộc, 

    - Ủy ban của Quốc hội,

    - Chính phủ,

    - Tòa án nhân dân tối cao,

    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

     - Kiểm toán nhà nước, 

    - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận

    Ngoài ra, tại Khoản 2 của Điều này có quy định, về đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh  cần phải dựa trên các căn cứ:

    - Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;

    - Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;

    - Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;

     - Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Những quy định trên đủ để đánh giá tính khả thi về việc kêu gọi chữ ký để đề nghị xây dựng Luật của các bạn là không khả thi.

    Trên là những đánh giá của mình, hoàn toàn dưới góc độ pháp lý. Vì đây là diễn đàn dân luật, mọi chuyện nói trên cơ sở pháp luật nên mình không đi xa, chứ thật ra mình còn nhiều điều muốn nói ngoài Luật, ngooài quy định lắm, nếu mà admin cho phép thì mình sẽ nói thêm ở mục comment về những nhận định của mình về chiến dịch tuyên truyền của các bạn, bao gồm mục đích, động cơ và đánh giá cá nhân của mình…

     

     

    Đây là chữ ký

     
    4259 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509935   12/12/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Việc cấm phá thai là nhân đạo và nên hướng tới, nhưng cũng phải miễn trừ một số trường hợp đặc biệt mà người mẹ không thể sinh con như yếu tố bệnh tật chẳng hạn. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng mới đáng chú trọng, đừng để vì quy định này mà dịch vụ phá nạo thai trái phép bùng lên.

     
    Báo quản trị |  
  • #510010   13/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    huynhthu95 viết:

    Việc cấm phá thai là nhân đạo và nên hướng tới, nhưng cũng phải miễn trừ một số trường hợp đặc biệt mà người mẹ không thể sinh con như yếu tố bệnh tật chẳng hạn. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng mới đáng chú trọng, đừng để vì quy định này mà dịch vụ phá nạo thai trái phép bùng lên.

    Thật ra từ trước giờ vẫn thế, đâu có gì gọi là "bùng lên" đâu bạn :D

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #510014   13/12/2018

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Xét về mặt tình người thì quả thật việc cấm phá thai là một điều hết sức nhân đạo. 
    Xét về mặt pháp lý thì Bộ luật dân sự cũng công nhận trường hợp đã thành thai vẫn được xem là một người sống để chia thừa kế.
    Xét về khoa học thì thai 22 ngày tuổi đã hình thành tim, bắt đầu có nhịp đập của riêng mình.
    Tuy nhiên, việc quyết định phá thai cũng do nhiều yếu tố quyết định như: kinh tế, mẹ còn quá nhỏ tuổi... những trường hợp như vậy sinh em bé ra có thể còn tội nghiệp hơn. Nên chiến dịch này cũng có 2 mặt lắm.
     
    Báo quản trị |