Mẹ có được thừa kế tinh trùng của con hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #510489 20/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Mẹ có được thừa kế tinh trùng của con hay không?

    Một câu chuyện diễn ra có thật tại Bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM về việc “tranh chấp” thừa kế liên quan đến tinh trùng của người đã chết. Cụ thể sự việc là A một bệnh nhận ung thư trước khi bước vào điều trị, các bác sỹ khuyên A nên đến Từ Dũ để gửi tinh trùng, A nghe lời khuyên và đến BV để gửi 03 mẫu tinh trùng ở đây.

    Sau khi bệnh ung thư được điều trị ổn thỏa, A về kết hôn (chỉ làm đám cưới và về sống chung, chưa đăng ký kết hôn) với bạn gái của mình, tuy nhiên không lâu sau bệnh của A tái phát qua đời. Những rắc rối mới phát sinh từ đây. Mẹ và vợ của A muốn đến bệnh viện để nhận mẫu tinh trùng của A về để thụ thai để vợ A có thể sinh con cho gia đình.

    Vợ A và mẹ A đã liên hệ bệnh viện để yêu cầu lấy mẫu tinh trùng của A, nhưng bệnh viện không đồng ý bởi bệnh viện phải yêu cầu chứng minh quan hệ giữa vợ - chồng giữa A và vợ thì mới được chấp thuận. Và theo lời giải thích của bệnh viện thì cả mẹ và vợ A đều không có quyền sử dụng tinh trùng của A theo quy định pháp luật hiện nay.

    Mẹ A sau đó mới gửi yêu cầu đến bệnh viện theo khía cạnh khác của pháp luật, đó là thừa kế. Theo đó, theo lời của mẹ A, bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật, chính vì vậy bà được hưởng quyền thừa kế là sử dụng tinh trùng của A, vì theo bà tinh trùng là di sản do A (con bà) để lại.

    Tuy nhiên, một lần nữa BV có công văn trả lời, việc xác định tinh trùng có phải là tài sản thừa kế hay không không thuộc thẩm quyền của bệnh viện, đề nghị bà liên hệ tới Tổ chức hành nghề Công chứng để thực hiện theo quy định của pháp luật. Mẹ của A sau đó có liên hệ đến Phòng công chứng số 1, lãnh đạo Phòng công chứng cũng đề nghị bà chờ vì đây là vấn đề hoàn toàn mới, cần có chỉ đạo của các cơ quan mới đưa ra cach giải quyết cuối cùng.

    Vướng mắc lớn nhất ở đây chính là tinh trùng có được xem là di sản thừa kế hay không?

    Theo quan điểm cá nhân của mình thì tinh trùng/tinh dịch hoàn toàn có thể xem là tài sản. Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Bộ luật dân sự không giải thích khái niệm thế nào là “vật”, tuy nhiên khái niệm vật có thể được hiểu là đối tượng của thế giới vật chất, bao gồm động vật, thực vật và tồn tại ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí). Vật tồn tại một cách khách quan mà con người có thể cảm nhận được bằng giác quan của mình. Nói dễ hiểu, vật là thứ mà con người có thể nhìn thấy được, nếm ngửi được, cầm nắm được, sờ mó được... Nếu xét theo cách giải thích này thì tinh dịch hoàn toàn có thể được xem là “vật” theo luật. Và đã là vật thì sau khi A chết tinh dịch của A sẽ trở thành di sản và mẹ A có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

     

    Đây là chữ ký

     
    6210 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    GHLAW (20/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510491   20/12/2018

    Điều 105. Tài sản

    1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản 

    Điều 107. Bất động sản và động sản

    1. Bất động sản bao gồm:

    a) Đất đai;

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

    c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

    d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

    Mình thấy căn cứ những quy định trên thì tình trùng không phải là "tài sản là vật", vì "vật" trong tài sản chỉ có thể là động sản hoặc bất động sản. Mà tình trùng thì không phải là bất động sản, và cũng không phải là động sản vì nó không phải là tài sản không phải là bất động sản. kkk.

     
    Báo quản trị |  
  • #510499   20/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    aaatvpl viết:

    Điều 105. Tài sản

    1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản 

    Điều 107. Bất động sản và động sản

    1. Bất động sản bao gồm:

    a) Đất đai;

    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

    c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

    d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

    Mình thấy căn cứ những quy định trên thì tình trùng không phải là "tài sản là vật", vì "vật" trong tài sản chỉ có thể là động sản hoặc bất động sản. Mà tình trùng thì không phải là bất động sản, và cũng không phải là động sản vì nó không phải là tài sản không phải là bất động sản. kkk.

    Này chắc cần làm rõ thêm một xíu. Ở đây đối tượng muốn nhắc đến để chính xác nhất là "LỌ TINH DỊCH" bạn nhỉ. Cái lọ đựng tinh dịch hoàn toàn là của A, gửi ở bệnh viện, lúc này thì xem là động sản được rồi. 

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #510502   20/12/2018

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 213 lần


    Mình xin trích lại quan điểm của TS Nguyễn Phương Lan – Giảng viên chính Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội và mình thấy quan điểm này khá phù hợp.

    “Thưa TS, là chuyên gia trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, bà có thể cho biết quan điểm của bà về các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề sử dụng tinh trùng người đã qua đời của gia đình bà H.?

    - Trước hết, tôi xin chia sẻ với nỗi đau mất mát của gia đình, cũng như với vấn đề nhân đạo mà gia đình đang gặp phải. Còn về mặt pháp luật, theo quan điểm của tôi, những bộ phận của cơ thể con người như tim, gan, phổi, thận... và kể cả tinh trùng đều không thể được coi là một loại hàng hóa hay tài sản để có thể trao đổi, chuyển nhượng vì đó là việc làm phi đạo đức.

    Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng được xây dựng trên tinh thần này. Và vì bộ phận cơ thể người không thể được coi là một loại hàng hóa, hay tài sản nên cũng không thể là tài sản thừa kế. Như vậy, có thể trả lời tinh trùng – một phần của cơ thể con người - không phải là một loại tài sản nên không thể là đối tượng được thừa kế.”

    Nguồn Báo pháp luật Việt Nam

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (21/12/2018)
  • #510562   21/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    GHLAW viết:

    Mình xin trích lại quan điểm của TS Nguyễn Phương Lan – Giảng viên chính Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội và mình thấy quan điểm này khá phù hợp.

    “Thưa TS, là chuyên gia trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, bà có thể cho biết quan điểm của bà về các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề sử dụng tinh trùng người đã qua đời của gia đình bà H.?

    - Trước hết, tôi xin chia sẻ với nỗi đau mất mát của gia đình, cũng như với vấn đề nhân đạo mà gia đình đang gặp phải. Còn về mặt pháp luật, theo quan điểm của tôi, những bộ phận của cơ thể con người như tim, gan, phổi, thận... và kể cả tinh trùng đều không thể được coi là một loại hàng hóa hay tài sản để có thể trao đổi, chuyển nhượng vì đó là việc làm phi đạo đức.

    Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng được xây dựng trên tinh thần này. Và vì bộ phận cơ thể người không thể được coi là một loại hàng hóa, hay tài sản nên cũng không thể là tài sản thừa kế. Như vậy, có thể trả lời tinh trùng – một phần của cơ thể con người - không phải là một loại tài sản nên không thể là đối tượng được thừa kế.”

    Nguồn Báo pháp luật Việt Nam

     

     

    Nếu như Tiến sỹ cho thêm ý kiến quan điểm riêng về cách xử lý trong trường hợp trên thì hay quá. Chứ thật sự nếu như áp dụng đúng như TS nói thì trường hợp trên "hợp lý mà không hợp tình" rồi. Vì người đàn ông lưu giữ tinh trùng lại với mục đích là duy trì nòi giống, người vợ cũng có ý chí sinh con cho gia đình chồng, không hề có gượng ép hay cưỡng bức nào khác.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    GHLAW (21/12/2018)
  • #510571   21/12/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Chào mọi người,

    Ở đây có sự mâu thuẫn giữa cách hiểu vụ việc với những thông tin báo chí, A đã chết và hiện có một mẫu tinh dịch được lưu giữ tại bệnh viện, vậy hình thức gửi này là như thế nào chưa rõ, nếu A sử dụng dịch vụ lưu giữ - trả phí thì việc này hoàn toàn dễ hiểu sau khi A chết - bà B (mẹ của A) có sẽ là người có tiếp quản các quyền còn lại của con mình, nhưng cũng có thể A lưu giữ dưới hình thức hiến tặng mẫu tinh dịch cho ngân hàng tinh trùng của bệnh viện, mà khi hiến tặng cũng đồng nghĩa từ bỏ các quyền của mình đối với mẫu tinh dịch đó.

    Mẫu tinh dịch sau khi được lưu giữ trong điều kiện đóng băng cần phải có kỹ thuật y tế chuyên biệt để sau khi rã đông giúp tinh trùng kích hoạt bình thường, không thể cứ lấy mẫu đông lạnh về rồi dùng xi lanh bơm vào tử cung là thụ tinh được.

    Câu chuyện không đơn giản như báo chí đưa, thông tin không rõ ràng. Cách thì có nhưng không hợp pháp và cần tiền để làm.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi as00016715 ngày 21/12/2018 12:02:55 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #510574   21/12/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (918)
    Số điểm: 7770
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Nếu ý chí của người gửi tinh trùng là để có con, thì Điều này thể hiện ý chí, mong muốn và định đoạt của người đã chết là sẽ sử dụng tinh trùng với mục đích sinh con. Nên việc gia đình đòi lại tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm là phù hợp với mong muốn của anh T, tuy nhiên pháp luật chưa có quy định cụ thể về tinh trùng có phải là tài sản hay không, nhưng xét về mặt nhân đạo thì bệnh viện nên trao trả cho gia đình người đã mất. 

     
    Báo quản trị |  
  • #510981   27/12/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo mình thì việc thừa kế tinh trùng của con trai là được nếu trước khi mất người con trai để lại thừa kế cho mẹ và nó như một tài sản thì bệnh viện phải trao lại phần tài sản này cho người mẹ là người thừa kế trực tiếp nhất. Vì vậy người mẹ hoàn toàn có thể hợp pháp nhận được tinh trùng của con.

     
    Báo quản trị |