Mẫu Tờ trình cấp Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #608413 26/01/2024

    Bao116

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:13/04/2023
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mẫu Tờ trình cấp Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như thế nào?

    Mẫu Tờ trình cấp Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ? Thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ như thế nào? Tổ chức nào có quyền thực hiện việc thẩm tra ATGT đường bộ?

    Mẫu Tờ trình cấp Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như thế nào?

    chung-chi-tham-tra-vien-an-toan-giao-thong-duong-bo

    Theo Mục 5 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-BGTVT năm 2024, Tờ trình cấp Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được thực hiện theo mẫu sau đây:

    TẢI VỀ Mẫu Tờ trình cấp Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

    TỜ TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN ATGT ĐƯỜNG BỘ

    Thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như thế nào?

    Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-BGTVT năm 2024, thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như sau:

    - Cơ sở đào tạo có nhu cầu nộp hồ sơ đến Cục Đường bộ Việt Nam.

    - Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

    + Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;

    + Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;

    + Đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở đào tạo kê khai và nộp hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;

    - Cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp chứng chỉ cho từng học viên (có kết quả thi đạt yêu cầu) có tên trong Tờ trình của cơ sở đào tạo; trường hợp không cấp chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

    - Việc trả chứng chỉ được thực hiện tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.

    Tổ chức nào có quyền thực hiện việc thẩm tra an toàn giao thông đường bộ?

    Việc thẩm tra an toàn giao thông do một tổ chức có đủ năng lực được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 11/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP, cụ thể:

    - Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;

    - Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 kỹ sư công trình đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông

    Tóm lại, Tờ trình cấp Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được thực hiện theo mẫu sau đây:

    TẢI VỀ Mẫu Tờ trình cấp Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

     

     
    56 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận