Mẫu sơ yếu lý lịch đi làm năm 2024? NLĐ nghỉ việc có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không?

Chủ đề   RSS   
  • #610609 16/04/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    Mẫu sơ yếu lý lịch đi làm năm 2024? NLĐ nghỉ việc có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không?

    Năm 2024 người lao động sẽ sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch đi làm nào? Nếu người lao động nghỉ việc thì có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không? Khi làm sơ yếu lý lịch thì công chứng, chứng thực ở đâu?

    Mẫu sơ yếu lý lịch đi làm mới nhất năm 2024

    Sơ yếu lý lịch hay lý lịch trích ngang là giấy tờ kê khai nhân thân bao gồm các thông tin cá nhân, gia đình và tiểu sử của người khai. Đây là giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc, hồ sơ nhập học, hồ sơ xin xuất nhập cảnh...

    Về mặt pháp lý, sơ yếu lý lịch này có vai trò chứng minh tính hợp pháp của một công dân. Về mặt tuyển dụng, sơ yếu lý lịch sẽ giúp người sử dụng lao động biết được nhân thân của người lao động mà mình có ý định tuyển vào làm việc.

    Hiện nay, pháp luật không có quy định mẫu sơ yếu lý lịch bắt buộc. Người lao động có thể tham khảo mẫu sơ yếu lý lịch mới và đầy đủ nhất sau đây:

    Tải về mẫu sơ yếu lý lịch đi làm năm 2024:  https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/16/so-yeu-ly-lich.doc

    Sơ yếu lý lịch cần được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác và trung thực theo mẫu sơ yếu lý lịch. Điều này sẽ giúp sơ yếu lý lịch của người lao động thuận tiện hơn trong quá trình chứng thực cũng như tạo ấn tượng tốt cho người lao động.

    NLĐ nghỉ việc có thể lấy lại sơ yếu lý lịch không?

    Theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    - Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

    - Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

    Theo đó, người lao động nghỉ việc thì người sử dụng phải trả lại bản chính các loại giấy tờ mà người lao động đã nộp, trong đó có hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, chỉ trả lại bản chính, các loại giấy tờ là bản sao thì người sử dụng được quyền giữ lại. 

    Đồng thời, nếu có nhu cầu thì người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc để phục vụ cho quá trình làm việc sau này tại công ty mới.

    Như vậy, người lao động có thể lấy lại sơ yếu lý lịch vì nó là bản chính.

    Công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?

    Theo quy định hiện hành, việc công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch xin việc là không bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chứng thực sơ yếu lý lịch có thể giúp tăng giá trị pháp lý của giấy tờ này, đặc biệt là khi sơ yếu lý lịch được sử dụng để làm thủ tục xin việc.

    Sơ yếu lý lịch là công chứng hay chứng thực?

    - Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

    Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

    + Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), 

    + Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) 

    Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

    - Theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định đối với tờ khai lý lịch cá nhân sẽ thực hiện việc chứng thực chữ ký.

    Theo đó, sơ yếu lý lịch sẽ không thực hiện việc công chứng mà sẽ thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký.

    Sơ yếu lý lịch chứng thực ở đâu?

    Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau:

    - Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

    - Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.

    - Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

    Theo đó, người lao động có thể đi chứng thực sơ yếu lý lịch xin việc tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như:

    - Uỷ ban nhân dân cấp xã;

    - Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;

    - Phòng tư pháp cấp huyện.

    Đồng thời, theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP người làm sơ yếu lý lịch có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào để chứng thực mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu.

    Xem thêm: Người nào sẽ dùng sơ yếu lý lịch Mẫu 2C/TCTW-98 và cách điền mới nhất

     
    1331 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (28/05/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận