Xuất khẩu lao động (XKLĐ) vừa là cơ hội đổi đời cũng là sự gia tăng thu nhập giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp cho tình hình thị trường lao động trong nước. Người lao động (NLĐ) trong nước có thể ký kết hợp đồng XKLĐ đối với doanh nghiệp nước ngoài thông qua cơ quan, tổ chức tuyển dụng XKLĐ.
1. Hợp đồng xuất khẩu lao động Việt Nam gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết nội dung, mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước, vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc và có những nội dung sau đây:
+ Thời hạn làm việc.
+ Ngành, nghề công việc phải làm.
+ Nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc.
+ Giáo dục định hướng trước khi đi làm việc.
+ Điều kiện, môi trường làm việc.
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
+ An toàn, vệ sinh lao động.
+ Tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có).
+ Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc.
+ Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại.
+ Chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có).
+ Quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
+ Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
+ Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, hợp đồng cung ứng lao động ký kết với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (nếu có) và có những nội dung sau đây:
2. Hợp đồng xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam XKLĐ ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH.
tải Mẫu số 03 Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
3. Mức thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động
- Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.
- Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH.
STT
|
Thị trường/ngành, nghề, công việc
|
Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới
|
1
|
Nhật Bản
|
|
|
Mọi ngành, nghề
|
0 đồng
|
2
|
Đài Loan (Trung Quốc)
|
|
|
Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải
|
0 đồng
|
3
|
Hàn Quốc
|
|
|
Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải
|
0 đồng
|
4
|
Ma-lai-xi-a
|
|
|
Lao động giúp việc gia đình
|
0 đồng
|
5
|
Bru-nây
|
|
|
Lao động giúp việc gia đình
|
0 đồng
|
6
|
Thái Lan
|
|
|
Mọi ngành, nghề
|
0 đồng
|
7
|
Các nước Tây Á
|
|
|
Lao động giúp việc gia đình
|
0 đồng
|