Mẫu bài Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024

Chủ đề   RSS   
  • #610123 01/04/2024

    btrannguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 3056
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 51 lần


    Mẫu bài Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024

    Ngày 15/01/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2024 về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” năm 2024. Sau đây là một số bài viết mẫu cho cuộc thi.

    Tổng hợp mẫu bài mới nhất

    Tải về Quyết định 287/QĐ-BGDĐT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/1/287-QD-BGDDT.pdf 

    Đối với Cấp tiểu học sẽ thi dưới hình thức vẽ tranh cổ động trên khổ giấy A3 không giới hạn về màu sắc, không giới hạn nguyên vật liệu (như bút chì, màu sáp, bút lông...).

    Đối với Cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông:

    - Hình thức: Bài thi viết của cá nhân học sinh, chưa từng dự thi tại các cuộc thi khác, chưa được đăng báo, trang tin điện tử hoặc mạng xã hội. Bài viết tham dự Cuộc thi được viết tay hoàn toàn có độ dài tối đa không quá 1.200 từ.

    - Chủ đề:

    + Chủ đề 1: Phòng ngừa bạo lực học đường

    Tải về mẫu bài viết Chủ đề 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/1/bai-mau-chu-de-1.docx 

    + Chủ đề 2: Phòng ngừa lao động trẻ em

    Tải về mẫu bài viết Chủ đề 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/1/bai-mau-chu-de-2.docx 

    Lưu ý:

    - Số lượng bài tham dự cuộc thi: Mỗi học sinh thực hiện tối đa 01 bài.

    - Tác phẩm tham dự cuộc thi phải ghi rõ thông tin cá nhân (ở mặt sau bài thi vẽ hoặc ở trên đầu với bài thi viết):

    + Họ và tên tác giả

    + Giới tính

    + Tên lớp, tên trường, địa chỉ trường

    + Số điện thoại của (tác giả và cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp)

    + Địa chỉ email (nếu có).

    Thời hạn: Gửi bài thi trước ngày 20/04/2024.

    Bạo lực học đường là gì?

    Theo Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP giải thích về bạo lực học đường như sau:

    Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

    Theo đó, bạo lực học đường theo quy định pháp luật bao gồm các hành vi sau xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập:

    - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

    - Xâm hại thân thể, sức khỏe;

    - Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

    - Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học.

    Lao động trẻ em là gì?

    Lao động trẻ em là gì?

    Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

    Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

    Như vậy, có thể hiểu lao động trẻ em là người lao động dưới 15 tuổi làm việc theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ. Khi sử dụng lao động trẻ em, NSDLĐ cần lưu ý những công việc được phép sử dụng lao động trẻ em và các điều kiện kèm theo.

    Khi nào được sử dụng lao động trẻ em?

    Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định để ký hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi, người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động sẽ phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em;

    - Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/1/mau-cam-ket-ne.docx theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

    Bên cạnh đó, nếu sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi thì phải được sự đồng ý của cơ quan sau:

    - Đối với NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…;

    - Đối với NSDLĐ là hộ gia đình, cá nhân: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú.

    Do đó, chỉ khi NSDLĐ đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được sử dụng lao động trẻ em.

    Trên đây là tổng hợp mẫu bài thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 và các nội dung liên quan. Người đọc có thể tham khảo để có thể viết bài dự thi một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

     
    35725 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận