Về các vấn đề bạn thắc mắc, mình có vài ý kiến chia sẻ như sau:
- Đầu tiên, về việc không lấy phiếu giữ xe mà bạn nêu thì đúng là có bất lợi xảy ra, cụ thể ở đây là vấn đề chứng minh rằng bạn có đem xe đến gửi (như chính chị cũng đang lo lắng).
Nếu xét về thực tế thì ở đây vẫn có cơ sở để chứng minh về việc bạn có gửi xe này, vd như việc bên bảo vệ có xác nhận về các nội dung hai bên trao đổi với nhau hay không (bạn của bạn lấy xích xe nhưng bảo vệ nói là không cần; bảo vệ đã từng xác nhận là sẽ bồi thường); lúc mất xe thì có báo công an đến làm việc hay không (nếu có báo công an thì lời khai của siêu thị trong biên bản của công an sẽ là cơ sở để chứng minh các vấn đề đầu tiên); có người nào thấy bạn đem xe đến hay không (những cửa hàng xung quanh, khách đến siêu thị) ...
Thực ra thì ở đây phía bảo vệ đã từng thương lượng với bạn, vậy thì việc chứng minh được là có mất xe rất dễ (nếu không mất xe thì sao lại thương lượng với nhau?), việc thương lượng này 2 bên có lập biên bản xác nhận với nhau có sự xác nhận của đại diện mini shop này hay không.
Còn cơ sở để yêu cầu bồi thường ở đây là các quy định về bồi thường hợp đồng của Bộ luật dân sự 2015:
Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
(Việc giữ xe là một hợp đồng dân sự, trong đó bên bảo vệ/siêu thị có trách nhiệm bảo quản tài sản là xe của khách hàng; việc xe bị mất tức là siêu thị đã vi phạm trách nhiệm).
Còn mức bồi thường thì phải xem xét đến giá trị thiệt hại cụ thể - tức là sẽ phải định giá xem chiếc xe này trị giá bao nhiêu, từ đó mới xác định được mức bồi thường.