Mất tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #505209 19/10/2018

    PhankhanhMy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mất tài sản

    Chào luật sư, Hiện tại em đang ở trọ tại quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh, lúc 3h55 phút sáng dãy nhà trọ em có mất 1 chiếc xe Wave RSX, 1 xe tay ga Lead, phòng e mất 1 máy tính lenovo thinkpad, 1 máy tính bảng samsung galaxy s 10.5, 1 iphone5s, 1 ịphone 8plus, tổng giá trị mất cũng trên 70tr, nhà trọ em bị trộm cạy cổng, lúc đó chồng em đi đón mẹ chồng nên cửa phòng của em mở, mẹ con em nằm ngủ trên lầu, camera ngoài cổng bị bọn chúng bẻ gãy, lúc chồng em về thì gặp 1 tên ở cổng, 1 tên đang dắt chiếc xe thứ 3 (trước đó chúng đã dắt 2 xe rồi), thấy chồng em về, chúng lần lượt đi ra, lúc đó chồng em nghĩ mấy bạn sinh viên trong nhà trọ, vừa ra tới cổng chúng ra hiệu chạy, chồng em chạy ra thì chúng đi tầm chục đứa, bước vô phòng thấy mất đồ, lúc đó có gọi cho chủ nhà và nhìn xung quanh mấy phòng nhiều xe thấy có trống nên đập cửa hỏi, phát hiện mất 2 xe như em đã nêu ở trên, lúc tầm hơn 7h sáng cùng ngày, công an khu vực tới và kiểm tra ( nói kiểm tra nhưng hỏi chuyện rồi nói đề phòng), sau đó lên phường làm giấy tường trình rồi đi về. Luật sư cho e hỏi với giá trị lớn như vậy công an phường có giải quyết không ạ? Ở đây trước khi em vô cũng từng bị mất xe rồi, nhưng không biết họ có giải quyết không. Nếu e muốn vụ việc đuọc giải quyết thì em phải báo ở đâu và thủ tục như thế nào ạ? Em mong nhận đuọc câu trả lời của luật sư ạ. Em cảm ơn.
     
    1731 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505212   19/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo điều 4 Thông tư 12/2010/TT-BCA  nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của công an cấp xã, phường thì Công An phường có thẩm quyền giải quyết vụ việc mất trộm nêu trên:

    Điều 4. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã

    1. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà Công an xã phải nắm vững bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:

    a) Tình hình hoạt động của các đối tượng có tiền án, tiền sự; người được đặc xá, tha tù trước thời hạn; người chấp hành xong hình phạt tù; bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc được hưởng án treo; người phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; người nghiện ma túy hoặc sau cai nghiện ma túy;

    b) Biểu hiện và hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; các hiện tượng tụ tập, gây rối trật tự công cộng, khiếu kiện đông người; chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nhân dân; tổ chức, lôi kéo, kích động người khác chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các vụ việc về chính trị, hình sự, kinh tế; các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác xảy ra trên địa bàn xã;

    c) Tình hình biến động về dân cư và những người ở nơi khác đến cư trú, làm ăn, sinh sống trên địa bàn xã. Đối với xã biên giới, bờ biển, hải đảo, cần nắm vững tình hình xâm nhập, hoạt động và cư trú trái phép của người nước ngoài trên địa bàn xã;

    d) Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và tình hình khác có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đề xuất biện pháp khắc phục.

    2. Các tin tức, vụ việc về an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải được thẩm tra, xác minh, phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp:

    a) Trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức phải xử lý bằng biện pháp pháp luật thì phải nhắc nhở, giải thích, giáo dục người có hành vi vi phạm, giúp họ có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội và quy định của địa phương;

    b) Trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an xã thì tiến hành xử phạt; trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã thì chuyển hồ sơ vi phạm lên cấp có thẩm quyền để xử phạt theo quy định; trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác thì lập hồ sơ chuyển lên cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

    c) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết việc, tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, bảo quản hiện vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật và báo ngay cho cơ quan Công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời;

    d) Trường hợp tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng hoặc những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết của Công an xã thì phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có biện pháp xử lý phù hợp, không để tình hình phức tạp thêm, đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp.

    3. Tình hình an ninh, trật tự và các vụ việc, tin tức thu nhận được có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải lưu vào hồ sơ theo đúng quy định và hướng dẫn của Công an cấp trên. Những thông tin quan trọng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo

    Về thời hạn giải quyết đơn thư tố giác tội phạm, tin báo về tội phạm được quy định tại Điều 147 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2004, cụ thể như sau:

    Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

    1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

    a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

    b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

    c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

    2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

    Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

    3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

    a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

    b) Khám nghiệm hiện trường;

    c) Khám nghiệm tử thi;

    d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

    4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.

    Để vụ việc được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, bạn nên trình bày rõ với cơ quan công an xã, phường nơi xảy ra sự việc những điều khẳng định nghi ngờ của bạn và những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của người bị nghi ngờ. Những chứng cứ này sẽ rút ngắn thời gian điều tra vụ án​. Căn cứ vào thời hạn giải quyết tin tố giác tôi phạm nêu trên bạn có thể xác định cơ quan Công An có tiến hành xử lý kịp thời sự việc mà bạn báo không.  Nếu nhận thấy không được các cán bộ công an giải quyết, bạn nên nộp đơn tố cáo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. 

    Đối với việc mất trộm tài sản phải làm gì thì chúng tôi chỉ có thể khuyên bạn đầu tiên là báo cơ quan công an ở địa bạn bạn bị mất xe máy ngay lập tức. Hoàn thiện các thủ tục giấy tờ và chờ ngày xe bạn trở về. Tuy nhiên thực trạng trộm cắp xe máy rất nhiều và không phải công an khu vực nào cũng có nghiệp vụ tốt, tận tình tìm kiếm xe của bạn. Và như thế thì mất xe máy có tìm lại được không còn là một câu hỏi lớn và không ai dám chắc chắn rằng sẽ tìm được dù đã báo với cơ quan có thẩm quyền.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;