Khi vi phạm giao thông bị CSGT lập biên bản, người vi phạm cần thực hiện đúng nghĩa vụ nộp phạt. Tuy nhiên, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản thì cần xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính; để nộp phạt và lấy lại giấy phép lái xe thì người dân phải có đơn cam đoan và xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.
- Theo quy định của Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu bạn không thực hiện nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì bạn sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định về Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính như sau:
Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, khi quá thời hạn nộp phạt được ghi nhận trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ), người dân sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Ngoài ra, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt người dân phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền nộp phạt.
Những vi phạm bị CSGT phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản
Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định; về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Như vậy, những trường hợp vi phạm trật tự ATGT đường bộ quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ; mà không cần phải lập biên bản vi phạm.
Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông; có 16 lỗi bị phạt tại chỗ; không lập biên bản theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm: Không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường; Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;…