Thứ nhất, như thế nào là mang thai hộ? Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì "Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con" Như vậy, phải xác định rõ chị C có mang thai theo hình thức này hay không? Theo Điều 94 thì "Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra" Vậy thì cơ sở đâu để chị C không giao con?
Thứ hai, điều kiện mang thai hộ:
"1.Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản."
Vậy thì việc hai bên không làm giấy tờ mà chỉ giao miệng với cả điều kiện của chị C đã không đáp ứng các quy định trên. Tuy nhiên, mình nghĩ xác định cha mẹ sẽ dựa trên nguyên tắc ai là cha mẹ ruột đứa trẻ chứ không phải ai là người mang thai trong trường hợp này. Còn chuyện thoả thuận giữa anh A, chị B và chị C vi phạm thì sẽ bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính hoặc hình sự tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.