Mâm ngũ quả và ý nghĩa

Chủ đề   RSS   
  • #371462 18/02/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Mâm ngũ quả và ý nghĩa

    Chúng ta thường Ngày Tết, hầu như trên bàn thờ tổ tiên nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ trong năm mới sắp tới.

    Mâm ngũ quả xuất phát từ quan niệm âm dương ngũ hành – vạn vật hòa hợp cũng trời đất. Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại.
    Con số 5 - “ngũ” - tương ứng với ngũ hành, là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ.

    Chính vì vậy, mâm ngũ quả trên bàn thờ nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển.

    Điểm qua các loại trái cây trong mâm ngũ quả:

    Mãng cầu: tượng trưng cho việc cầu được ước thấy

    Dừa (phát âm giống như “vừa”): ước mong mọi thứ vừa đủ

    Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

    Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

    Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

    Nguồn: 24h.com.vn

     
    29443 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    sunshine19 (31/05/2018) myduyen1312 (23/12/2017) trang_u (16/01/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #371510   22/02/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Bây giờ khác xưa rồi bạn ơi.....Cầu ,Chôm,Vừa ,Đủ ,Xài....cũng Ngũ quả...chúc vui...

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #445404   16/01/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Trên đây chỉ là mâm ngũ quả theo văn hóa MIỀN NAM thôi, còn theo văn hóa miền Bắc và miền Trung sẽ khác miền Nam nhiều.

    MIỀN BẮC:

    Mâm ngũ quả gồm: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt

    Trong đó:

    - Chuối: tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

    - Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng

    - Đào: thể hiện sự thăng tiến

    - Hồng, Quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt

    MIỀN TRUNG:

    Là nơi thường gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai nhất, nên người miền Trung thường không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, nên nói chung là có gì thì chưng nấy.

    Mặt khác, đây là nơi giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam, nên việc bày biện mâm ngũ quả có phần giống với 2 miền nêu trên. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (11/06/2017)
  • #457018   11/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


     

    trang_u viết:

     

    Trên đây chỉ là mâm ngũ quả theo văn hóa MIỀN NAM thôi, còn theo văn hóa miền Bắc và miền Trung sẽ khác miền Nam nhiều.

    MIỀN BẮC:

    Mâm ngũ quả gồm: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt

    Trong đó:

    - Chuối: tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

    - Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng

    - Đào: thể hiện sự thăng tiến

    - Hồng, Quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt

    MIỀN TRUNG:

    Là nơi thường gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai nhất, nên người miền Trung thường không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, nên nói chung là có gì thì chưng nấy.

    Mặt khác, đây là nơi giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam, nên việc bày biện mâm ngũ quả có phần giống với 2 miền nêu trên. 

     

     

     Theo mình biết thì miền Bắc còn chưng quả phật thủ nữa có phải không ạ?

    Còn quả chuối mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp ở miền Bắc nhưng khi vào miền Nam nó lại mang một ý nghĩa không tốt như là chưng chuối thì nguyên năm sẽ trượt vỏ chuối theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng

    Cập nhật bởi ntqn1993 ngày 11/06/2017 10:44:44 CH

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #445460   17/01/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Tôi được biết theo tục cổ truyền, mâm ngũ quả phải là 5 loại trái cây không có hạt. Còn bây giờ thì người bầy mâm ngũ quả không còn chú trọng đến tục đó nữa mà chú trọng đến vấn đề như các bạn đã nêu. Mà cũng có trường hợp bầy nhiều hơn 5 loại quả, miễn sao nhìn đẹp và theo ý quan niệm chủ chủ nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #448219   27/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Cảm ơn bác. Đối với sinh viên thì ngũ quả: Cầu, Dừa, Đủ, Qua, Môn. Thầy mấy bạn sinh viên toàn cúng như vậy cho con đường học vấn thêm sáng sủa

     
    Báo quản trị |  
  • #454051   21/05/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Từ nhỏ đến lớn mỗi lần Tết đến nhà tôi lại trưng mâm ngũ quả gồm các trái: mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ, thơm. Với một mâm ngũ quả như vậy nhà tôi cầu mong một năm mới sẽ tốt lành, vạn sự đại phúc. Mâm ngũ quả là một nét truyền thống không thể thiếu đối với tết cổ truyền dân tộc Việt.

     
    Báo quản trị |  
  • #457404   14/06/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (300)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo mình thì mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành đa phần chỉ áp dụng đối với mâm ngũ quả của người miền Bắc mà thôi. Vì mâm ngũ quả đối với họ phải phối theo năm màu là: Trắng - Xanh - Đen - Đỏ - Vàng tương ứng với Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ là 5 loại trái cây phổ biến: Chuối - Bưởi - Đào - Hồng - Quýt.

    Còn đối với người miền Nam thì mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả như bạn liệt kê ở trên, thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh của người miền Nam.

    Tuy nhiên, người miền Nam khác hoàn toàn người miền Bắc là trong mâm ngũ quả họ rất kỵ quả chuối. Vì họ cho rằng chuối là "chúi nhủi", làm ăn không phất lên được.

     
    Báo quản trị |  
  • #460663   11/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    mỗi vùng mỗi miền lại có cách bày, cách cúng mâm ngũ quả khác nhau, ở trong miền nam không có chưng chuối, còn ở miền trung thì việc xuất hiện chuối trên bàn thờ là chuyện hết sức bình thường, mỗi vùng một tập tục khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #476540   30/11/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Nét đẹp văn hóa ngày tết luôn là một điểm nhấn khiến cho bất kể người Việt Nam dù có đi đâu đi chăng nữa cũng phải nhớ về. Đặc biệt, đó là măm ngũ quả được chưng trên bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên, ngày nay, khi cuộc sống vội vã tấp nập khiến con người dần đơn giản hóa mọi thứ. Mâm ngũ quả đôi khi chỉ còn mang tính chất tượng trưng mà không còn mang đầy đủ ý nghĩa như trước nữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #476792   30/11/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1962)
    Số điểm: 13088
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 251 lần


    Sắp đến Tết rồi, không khí đang dần tăng lên từng ngày. Dịp Tết mỗi vùng miền có bản sắc khác nhau nhưng mình thấy ở đâu cũng có chưng mâm ngũ quả để cúng tổ tiên đón giao thừa cả. Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh. Đúng là nhìn nó đơn giản vậy thôi chứ ý nghĩa nó mang lại rất lớn đối với niềm tin của mỗi người Việt.

    Cập nhật bởi MewBumm ngày 30/11/2017 10:48:33 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #478879   16/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Mâm ngũ quả là một trong biểu tượng đặc trưng mà mỗi vùng miền, mỗi gia đình đều "chưng diện" trong ngôi nhà của mình vào những ngày tết để mang lại sự an lành như đúng ý nghĩa của nó. Đây thực sự là nét đẹp văn hóa từ ngàn đời nay. Tuy nhiên, với nhịp sống ngày càng bận rộn, dường như người ta dần quên mất vẻ đẹp và ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết. 

     
    Báo quản trị |  
  • #478881   16/12/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 33 lần


    Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #478931   17/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Tùy vào đặc trưng của từng vùng miền mà mâm ngũ quả được trưng bày khác nhau. Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam, trong đó mỗi loại quả khi bay trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng.

    Dù là loại quả gì, mâm ngũ quả ngày Tết vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà còn chứa đựng ước vọng của con người.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #478952   17/12/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1404)
    Số điểm: 11737
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Tứ quả: là mãng cầu, quả dừa, quả đu đủ, quả xoài (cầu -vừa -đủ -sài)

    Ngũ quả: là mãng cầu, quả chôm chôm, quả dừa, quả đu đủ, quả xoài (cầu- chôm -vừa -đủ -sài)

    Lục quả: là mãng cầu, quả bơm, quả vú sữa, quả dừa, quả đu đủ, quả xoài (cầu- bơm -vú -vừa -đủ -sài)

    còn mình chọn: Cầu - Sài - Líp - Baga

     
    Báo quản trị |  
  • #478982   18/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Ở miền Bắc, mâm ngũ quả theo Ngũ hành, trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

    Miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.

    Miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

     
    Báo quản trị |  
  • #479001   18/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Mỗi vùng miền mỗi khác về mâm ngũ quả ngày Tết. Mình thấy thực ra là quả gì cũng không quan trọng, quan trọng là tấm lòng của người bày và tấm lòng của gia chủ. Người miền Bắc thì chuộng chuối và bòng la hai loại không thể thiếu trên bàn thờ, còn miền Nam và miền Trung thì lại khác. Mỗi nơi mỗi phong tục.

    Tết ngày nay dường như càng ngày càng mờ dần và không còn không khí như trước. Bản thân mình thấy vậy và thực sự mình cũng không biết vì sao Tết của chúng ta ngày càng nhạt dần nữa???

     
    Báo quản trị |  
  • #479044   18/12/2017

    Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau.Mân ngủ quả  mang một ý nghĩa chung sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới

    Cập nhật bởi KieuNga1109 ngày 18/12/2017 10:43:40 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #479219   20/12/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 7780
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau: xanh (hành mộc), màu vàng (hành thổ), màu đỏ (hành hỏa), màu trắng (hành kim), màu đen (hành thủy).

    Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà còn chứa đựng ước vọng của con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #480730   31/12/2017

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Mãng cầu - Táo - Vú sữa - Dừa - Đu đủ - Xoài: Cầu bơm vú vừa đủ xài. Câu này cho các chị em đi phẫu thuật thẩm mỹ

    Mãng cầu - Chôm chôm - Dừa - Đu đủ - Xoài: Cầu chôm vừa đủ xài: Câu này dành cho các bác hành nghề thích khách

     
    Báo quản trị |  
  • #493086   31/05/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Theo các nhà văn hóa, mâm ngũ quả ngày Tết để dâng cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Chắc hẳn gia đình mỗi người chúng ta, khi tết đến ai ai trong nhà cũng có một mâm hoa quả để trưng tết

    Mâm ngũ quả cũng thể hiện cho 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của người Việt nói riêng và của văn hóa Á Đông nói chung. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm Giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng.

    Màu sắc của mâm ngũ quả thường hay tuân theo ngũ hành.Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng (sung túc)

    Sau đây là ý nghĩa của các loại quả thường dùng để này mâm ngũ quả trong ngày Tết:

    Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

    Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.

    Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

    Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

    Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

    Lê Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

    Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

    Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

    Táo: Phú quý, giàu sang.

    Thanh long : Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

    Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

    Quả trứng gà: Lộc trời cho.

    Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

    Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

    Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

    Tham khảo: Báo Lao động

     

     

     
    Báo quản trị |